AutoCAD® Secrets Exposed! by Jeanne Aarhus – Thủ thuật AutoCAD (Phần 2)

2. Đánh mất các thanh công cụ – Toolbars
  • Bước 1Nhập lệnh –TOOLBAR.
  • Bước 2: Enter toolbar name or [ALL] – Nhập tên công cụ hay chọn tất cả.
  • Bước 3:
  • Nếu nhập tên thanh công cụ muốn hiển thị. Enter an option [Show/ Hide/ Left/ Right/ Top/ Bottom/ Float] – Chọn vị trí cho thanh công cụ. Mặc định là để Show – có hiển thị thanh công cụ.
  • Nếu nhập ALL. Enter an option [Show/Hide] – Chọn hiển thị hay ẩn tất cả các thanh công cụ.
Ngoài ra, cách đơn giản hơn là kích chuột phải vào bất kì thanh công cụ nào đang có sẵn trên cửa sổ làm việc và chọn (tích) vào tên thanh công cụ mà bạn muốn hiển thị.
3. Tăng tốc sự chọn lựa
Ngoài QUICK SELECT ra, phải kể đến FAST SELECT (FS) và GET SELECTION (getsel) trong nhóm lệnh của Express Tools:
  • Fast Select cho phép chọn toàn bộ các đối tượng có liên quan (touch) dính vào đối tượng ta vừa chọn. Để tùy chỉnh phạm vi “dính”, ta sử dụng lệnh FSMODE và chọn on/off. Với FSMODE/off, ta chỉ chọn được các đối tượng dính trực tiếp với đối tượng vừa chọn. Với FSMODE/on, ta chọn được tất cả các đối tượng liên quan dù trực tiếp hay gián tiếp.


  • Get Selection cho phép tạo ra 1 set “tạm thời” các đối tượng được lựa chọn. Set này được lưu vào “Active selection set”, vai trò tương tự như Clipboard nên chúng chỉ mang tính “tạm thời”. Lệnh Getsel này gần giống với Quick Select (Qselect). Lệnh này cho phép ta lựa các đối tượng theo ý muốn bằng cách lựa chọn loại đối tượng (object type) hay chọn layer và sử dụng chúng như sự lựa chọn tạm thời. Hãy xem trình tự thao tác sau:
  • Bước 1: Gọi lệnh Getsel. Chọn layer muốn lọc đối tượng (layer nguồn) – Select an object as the Source layer Ở đây ta chọn bất kỳ 1 đối tượng nào thuộc layer nguồn đó.
  • Bước 2: Chọn loại đối tượng muốn lọc của layer đó – Select an object of the Type you want. Ở đây ta sẽ chọn loại cần lọc như line, polyline, block, … thuộc layer nguồn. Set lựa chọn đã được tạo ra và lưu vào “Active selection set”.
  • Bước 3: Gọi lệnh tác động, ví dụ như Move. Nhập P (Previous) để gọi set lựa chọn vừa tạo ra.
4. Làm chủ khay thông báo (Tray Notifications)
Sử dụng biến TRAYNOTIFY và nhập 0 nếu không muốn và nhập 1 nếu muốn hiển thị các thông báo.

5. Quay vòng các viewport
Sẽ thật khó chịu nếu bạn phải làm việc luân phiên giữa nhiều viewport cạnh nhau cùng lúc, giải pháp rút ngắn thời gian ở đây là sử dụng tổ hợp phím Ctrl + R.
6. Tùy chọn hiển thị của mỗi viewport
Mỗi viewport có một hệ thống hiển thị (color, linetype, weight, …) khác nhau, được quy định trong các cột VPColorVPLinetype và VPWeight của trình quản lý layer. Mặc định lúc mới tạo viewport, các hệ thống hiển thị này được quy định trùng với hệ thống hiển thị của model. Bạn có thể phải sử dụng lệnh REGEN để nhìn thấy sự thay đổi.
7. Điều khiển chú chuột máy
MBUTTONPAN: Điều khiển hoạt động của bánh xe chuột (wheel)
  • 0 – Khi giữ bánh xe, xuất hiện menu Snap.
  • 1 – Khi giữ bánh xe, tương tự như sử dụng lệnh PAN. Ngoài ra nếu nháy đúp bánh xe, bản vẽ sẽ tự động Zoom/Extents.
ZOOMFACTOR: Điều khiển mức độ zoom tương tác với bánh xe chuột. Giá trị mặc định là 60.
Đến AutoCAD 2008, có thêm tùy chọn ZOOMWHEEL để thiết lập cách zoom khi ta lăn bánh xe chuột về phía trước hay phía sau:
  • 0 – Di chuyển bánh xe về trước, zoom in và ngược lại.
  • 1 – Di chuyển bánh xe về trước, zoom out và ngược lại.
8. Mở bản vẽ với khung nhìn đã đặt tên (Named View)
Nếu bạn đã có sẵn một số khung nhìn từ trước (View/Named View…) và bạn muốn lần tới mở bản vẽ với các khung nhìn này, hãy sử dụng tùy chọn Select Intial View trong hộp thoại OPEN mỗi khi mở bản vẽ.

Trên đây là số ít trong rất nhiều bí mật của AutoCAD được tôi lược dịch từ bản gốc tiếng Anh của Jeanne Aarhus. Mời các bạn đọc thêm bản gốc để khám phá được nhiều hơn nữa!

Bình luận

0 Nhận xét