Hướng dẫn thiết kế mặt đường BTXM đường ô tô và sân bay

Xu hướng thiết kế và thi công phổ biến

Thông qua các tài liệu của các hội nghị quốc tế trong những năm gần đây về đường ôtô và sách báo tạp chí đã được công bố lian quan đến tính toán thiết kế cấu tạo mặt đường bêtông xi măng, có thể rút ra những kết luận tương đối thống nhất sau đây:
Huong dan thiet ke mat duong btxm

1. Chiều dày tấm bêtông xi măng trên các đường trục ôtô thường vào khoảng 22cm-25cm. Gầy đây một số nước như Pháp, Anh đã dùng các tấm bêtông dầy 25 - 28cm không có cốt thép và không đặt thanh truyền lực trong các khe co dãn. Việc xuất hiện Loại kết cấu này chứng tỏ xu hướng đơn giản hoá kết cấu mặt đường để có thể sử dụng máy đổ bêtông ván khuôn trượt.

2. Phần lớn các nước đều dùng bêtông mác cao, với cường độ chịu uốn Ru = 45-55 kG/cm2 để làm mặt đường.

3. Loại kết cấu phổ biến nhất hiện nay là mặt đường bêtông xi măng không có cốt thép nhưng có bố trí thanh truyền lực ở các khe. Hiện có xu hướng giảm khoảng cách giữa các khe co xuống còn 5m, tăng đường kính thanh truyền lực lên đến 25 - 30mm, tăng khoảng cách giữa các khe dãn lên 100-200m, thậm chí bỏ khe dãn.

4. Một số nước sử dụng rộng rãi mặt đường bêtông cốt thép liên tục, vì loại mặt đường này bằng phẳng và chịu tải cao.

5. Các kết cấu mặt đường bêtông xi măng hiện đại thường có tầng móng dày nhiều lớp làm bằng các vật liệu khác nhau (hỗn hợp cát sỏi, bêtông nghèo) với tổng chiều dày từ 15 đến 60 cm hoặc dày hơn tuỳ theo điều kiện địa phương. Thường thì lớp móng dưới tấm mặt đường bêtông được làm bằng cát hoặc cấp phối đá gia cố xi măng, bêtông nghèo .v.v.. để vừa đảm bảo khả năng ổn định lâu dài dưới tác dụng của tải trọng trùng phục, vừa bảo đảm cho ôtô vận chuyển phục vụ thi công, cho các máy đổ bêtông vận hành khi thi công.

6. Các đường trục bêtông xi măng hiện đại phải có độ bằng phẳng cao và độ nhám tốt. ở nhiều nước đã đề ra yêu cầu về độ bằng phẳng của mặt đường như sau: Khe hở giữa mặt đường và thước kiểm tra dài 3m, không được lớn hơn 3mm. Để đảm bảo an toàn cho xe chạy trên đường cao tốc, thường phải tạo các rãnh ngang để tăng độ nhám của mặt đường. Chiều sâu các rãnh này sau 3 năm khai thác không được nhỏ hơn 1mm.

7. Để tăng khả năng chống mài mòn các mặt đường, ở nhiều nước đã có xu hướng tăng cường độ của bêtông (dùng batông M500) - Cốt liệu của bêtông phải sạch có cường độ cao và có thành phần cấp phối tốt (thường chia thành 3 - 4 nhóm hạt để đảm bảo thành phần cấp phối). Nhiều nước đã sử dụng các chất phụ gia và các phương pháp khác để tăng cường độ và độ ổn định của bêtông.

8. Gần đây, ở các nước công nghiệp phát triển, người ta đã sử dụng rộng rãi loại máy đổ bêtông có v án khuôn trượt chạy trên bánh xích, có hệ thống kiểm tra tự động, năng suất cao, do đó đẩy nhanh được tốc độ thi công (v > 2km/ ca), mà vẫn đảm bảo chất lượng.

9. Nhiều nước đã  áp dụng kỹ thuật làm khe hiện đại: dùng máy xẻ khe có gắn  đĩa dao kim cương nhân tạo để xẻ khe trong bêtông mới đông cứng và dùng vật liệu pôlime để làm chất chèn khe. Với kỹ thuật này hiện nay người ta đã làm được các khe rộng 2 - 4mm do đó tăng độ bằng phẳng của mặt đường lên rất nhiều.
Tải về hướng dẫn: 


Bình luận

0 Nhận xét