Tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi sử dụng phần mềm Anddesign

1.Tại sao đã phát sinh cọc mà báo là chưa có cọc

Đó là do khi PSC người dùng chọn Phát sinh cọc phụ nên các lệnh tiếp theo thường báo là chưa có cọc. Cọc phụ là các cọc dùng để vẽ 3D đoạn cong hoặc các đường polyline dọc tuyến được trơn.
Để khắc phục ngường dùng cần Phát sinh lại cọc hoặc dùng lệnh chuyển cọc chính<>phụ trong nhóm lệnh Hiệu chỉnh cọc

2. Thông số mặc định của ANDDesign không lưu sau khi thoát

Các thông số mặc định mà người dùng đã cài đặt lại không được lưu sau khi thoát chương trình là do Windows cấm ghi ổ C: nếu không ở chế độ Administrator.
Để khắc phục các bạn làm như sau:
-Ấn phím phải chuột tại biểu tượng chương trình ANDDesign trên Destop rồi chọn Properties.
- Chọn thẻ Compatibilities rồi chọn tùy chọn Run this program as an administrator

3. Lỗi đường đen trắc dọc trong Anddesign

Rất nhiều bạn tạo tuyến trên mô hình địa hình lúc xuất trắc dọc hoặc không có đường đen, hoặc đường đen gẫy khúc giữa 2 cọc.
Để có đường đen giữa 2 cọc thì dùng lệnh TDTTN, cụ thể các bạn xem trong BaiGiang_ANDDesign.dọc mục Tạo tuyến trên cơ sở mô hình địa hình số

4. Không hiện các đường trên trắc dọc trong ANDdesign

Khi thực hiện lệnh TD trên giao diện có tùy chọ Ẩn đường không khai trong mẫu bảng nếu được chọn thì một số đường sẽ không hiện.
Để hiện dùng HCA chọn trắc dọc, chọn tùy chọn Hiện/Tắt các đường để hiện chúng lên.

5. Tạo lưới san lấp tự do trong ANDdesign

Trong bản cập nhật ngày 10-3-2016 chúng tôi có bổ sung thêm 1 số chức năng cho phép người dùng có thể tạo lưới san lấp tự do. Các bước làm như sau:
-Dùng lệnh LINE hoặc POLYLINE để tạo các ô lưới bất kỳ (hiện nay vẫn chưa thực hiện được cung cong nên ng dùng phải tạo các đường thẳng)
-Thực hiện TNCD để tạo các nút cao độ trên điểm giao của các LINE, POLYLINE của ô lưới tự do. Có thể dùng lệnh COPY để copy tới các điểm khác trên lưới.
-Dùng POLYLINE để vẽ đường biên thửa và định nghĩa thửa bằng lệnh DNLD
-Lưới san lấp tự do->Gán đường trục lưới tự do cho thửa- GTL
-Tạo nút cao độ trên biên và lỗ thủng lô đất.
-Lấy cao độ tự nhiên và thiết kế của nút cao độ theo MHĐH
-Khai báo taluy lô đất.
-Tạo chân và đường mái taluy lô đất
-Tạo MHĐH taluy lô đất và Xác định cao độ thiết kế của nút trong vùng taluy.
-Thực hiện Tính toán lại từng ô lưới TTTO để tạo Ký hiệu khối lượng đào đắp.
-Thực hiện chức năng Tiện ích->Copy các đối tượng tới vùng giao các đường-CPTVG để rải Ký hiệu khối lượng đào đắp tới các vùng ô lưới. Hoặc dùng lệnh Copy để copy tới các vùng.
-Thực hiện San nền->Lưới san lấp tự do->Đánh số hàng cột ký hiệu khối lượng-HCKL để đánh số hàng và số cột của các Ký hiệu khối lượng đào đắp.
-Thực hiện tính tóa lô đất-TTDD
-Sau khi TTDD có thể dùng các chức năng để kết xuất khối lượng và số liệu như thửa bình thường.
Ngoài ra trong bản cập nhật còn bổ sung thêm chức năng San nền->Phụ trợ và tra cứu->Kiểm tra đồng phẳng thiết kế của ô-KTDP.

6. Lỗi treo bản vẽ khi dùng chế độ truy bắt điểm OSNAP

Khi thiết kế ví dụ với lệnh DD.... nếu dùng chế độ truy bắt điểm thì chương trình chạy chậm thậm chí thoát.
Lý do là có dùng chế độ truy bắt Intersection hoặc Apparent Intersecton. Đề nghị bạn bỏ các chế độ này đi nếu như là không cần thiết.

7. Chèn địa vật (tường rào, nhà cửa...) trên trắc ngang

Để chèn được địa vật trên trắc ngang cần thực hiện các bước sau:
1. Xây dựng thư viện các bản vẽ khối địa vật (tường, cột điện, cây, nhà ..) có điếm BASE là điểm tương ứng điểm chèn trên trắc ngang.
2.Nhập số liệu trắc dọc trắc ngang phải có các mã điểm tương ứng với các địa vật. Có thể tham khảo tệp số liệu .\Data\SLieu.and .
3. Dùng lệnh Địa hình->Khai báo->Định nghĩa bảng khối mã địa vật -KMDV để định nghĩa mã địa vật tương ứng với các bản vẽ khối đã tạo ở 1.
4. Sử dụng lệnh Mặt Căt->Chèn địa vật trên trắc ngang->Chèn địa vật theo mã hiệu điểm cao trình DVTN với Tệp định nghĩa khối mã hiệu là tệp dbf đã định nghĩa ở bước 3.[ads-post]

8.Số liệu cọc trên trắc dọc và trắc ngang không trùng nhau

Số liệu tự nhiên tại cọc trên trắc dọc và trắc ngang không trùng nhau vì một số lý do sau:
- Do hiệu chỉnh đường tự nhiên của trắc dọc hoặc trắc ngang.
- Do phiên bản học tập hạn chế độ chính xác chỉ 1 số sau dấu chấm thập phân

Để cho số hiệu tự nhiên cọc trùng nhau có thể thực hiện 1 trong 2 chức năng sau phụ thuộc vào việc ta dựa vào số liệu nào là chính:
- Mặt cắt->Các lớp địa chất->Cập nhật địa chất trắc dọc theo trắc ngang TD2TN
- hoặc Mặt cắt->Các lớp địa chất->Cập nhật địa chất trắc ngang theo trắc dọc TN2TD

Tiếp theo TT và VL các mặt cắt

loi thuong gap trong anddesign

9. Khai báo bạt tầm nhìn như thế nào?

Đối với các đường miền núi với bán kính cong nhỏ thường bị vướng tầm nhìn nên cần phải bạt phần taluy âm để đảm bảo tầm nhìn tối thiểu.
Tôi có chuẩn bị phần hướng dẫn kèm theo mẫu mặt cắt và bản vẽ có thực hiện việc bạt phần taluy trong tệp đính kèm, các bạn có thể tham khảo để khai báo cho mẫu mặt cắt của mình.

10.Diện tích khuôn đường trong ANDRoad

Trong ANDRoad có kết xuất tự động một số mã diện tíc; danh sách đó sẽ tự động xuất hiện khi ta lập bảng thống kê diện tích.
Ví dụ, khi tạo khuôn đường có tên KhuonDuong với Khuôn theo đường MatDuong có các lớp Lop1, Lop2 và LopCuoi sẽ xuất hiện các mã diện tích như sau:
- DAO_KhuonDuongLop1,DAO_KhuonDuongLop2, DAO_KhuonDuongLopCuoi: là diện tích đào khuôn đường cũ lớp 1, lớp 2 và lớp cuối.
- DAO_KhuonDuong: là tổng diện tích đào khuôn đường cũ bằng DAO_KhuonDuongLop1 + DAO_KhuonDuongLop2 + DAO_KhuonDuongLopCuoi.

- DAP_KhuonDuongLop1, DAP_KhuonDuongLop2, DAP_KhuonDuongLopCuoi: diện tích của khuôn lớp 1, lớp 2 và lớp cuối.
- DAP_KhuonDuong: là tổng diện tích các lớp khuôn đường bằng DAP_KhuonDuongLop1 + DAP_KhuonDuongLop2 + DAP_KhuonDuongLopCuoi.

- BUVENH_ KhuonDuongLop1, BUVENH_ KhuonDuongLop2 và BUVENH_ KhuonDuongLopCuoi: diện tích bù vênh tính theo Khoảng bù vênh của khuôn đường lớp 1 nếu lớp 1, lớp 2 và lớp cuối trong trường hợp chúng là lớp dưới cùng. BUVENH_ KhuonDuong là tổng diện tích bù vênh của các lớp kể trên.

- BUVENH_ 2KhuonDuongLop1, BUVENH_ 2KhuonDuongLop2 và BUVENH_ 2KhuonDuongLopCuoi: là diện tích còn lại giữa mặt đường cũ và đường đáy của lớp tương ứng đã trừ đi diện tích bù vênh BUVENH_ 2KhuonDuong là tổng diện tích còn lại không bù vênh của các lớp kể trên.


- DAO_KhuonDuongTuNhien, DAO_KhuonDuongDiaChat1.... là diện tích đào khuôn theo các lớp địa chất chỉ tính theo đường biên đáy khuôn.

- Để tính diện tích phần đào khuôn mới (không bao gồm các diện tích đào khuôn đường cũ) cần thiết lập diện tích tính toán DT_Khuon tại mục Tính diện tích khi khai báo mẫu mặt cắt với Đường thứ 1 là TuNhien-MatDuong, Đường thứ 2 là đường tổ hợp KhuonDuongLop1 - KhuonDuongLop2 – KhuonDuongLopCuoi. Bước tiếp theo trong Bảng diện tích điền khai báo Nhãn là Đào khuôn mới với Công thức tính là DAO_DT_Khuon- DAO_KhuonDuong.

Ngoài ra sẽ hình thành các đường được tổ hợp từ tên của khuôn đường và tên lớp, ví dụ như: KhuonDuongLop1, KhuonDuongLop2... và có thể sử dụng các đường này như các đường nối điểm mà ta đã xây dừng từ các điểm hay là đường tổ hợp.

11. Muốn tải tệp mẫu mặt cắt vào thì làm thế nào?

Để tải tệp mẫu mặt cắt vào thay thế mẫu mặt cắt cũ thì làm như sau:
- Dùng lệnh Tuyến->Hiệu chỉnh tim tuyến -HCTT
- Ấn chuột phải tại ô grid chọn Tải lại từ tệp... ở menu rút gọn.
-Chọn tệp atp mới là được

12. Tại sao các giá trị số thường mất số 0

Khi thực hiện các chức năng lập bảng diện tích thường xuất hiện các thông báo Không tìm thấy tệp mẫu bảng!
Lý do: không xác định được tệp mẫu bảng hiện thời tại chức năng TC.
Khắc phục: lệnh TC để khai lại tệp mẫu bảng hiện thời đã được định nghĩa tại chức năng MB

13. Quay siêu cao trong ANDDesign?

Trong ANDDesign người sử dụng phải chủ động định nghĩa quay siêu cao.
1. Nếu quay siêu cao quanh tim thì không cần định nghĩa.
2. Nếu quay siêu cao quanh mép xe chạy thì để cho vị trí cao độ của mép xe chạy không đổi ta cần phải nâng cao độ của tâm tuyến thêm một khoảng nâng bằng độ dài cánh tay đòn quay (1/2 bề rộng mặt) nhân với chênh dốc mặt so với dốc 2 mái tại thời điểm cụ thể. Như vậy cần phải định nghĩa thêm một điểm gọi là DiemNang có tọa độ X trùng với tim điểm TimTuyen nhưng delta Y thêm một lượng nâng như vừa nói ở trên. Cụ thể các bạn có thể tham khảo mẫu mặt cắt Nền đường trái hoặc nền đường phải của tệp mẫu mặt cắt ThuVienCacCumMatCatDuong.atp.
Tuy nhiên, hiện nay ANDDesign cho phép định nghĩa các mẫu mặt cắt bằng việc tổ hợp các cụm cơ bản với chức năng chèn mẫu thư viện thì việc định nghĩa đó đã được làm sẵn. Khi không cần quay quanh mép xe chạy ta chỉ việc đặt giá trị 0 cho biến HS tại Bảng biến.
Thông thường mỗi phía của mặt đường có 2 dốc: dốc lề và dốc mặt. Trong đoạn nối siêu cao đầu tiên lề sẽ quay, khi giá trị dốc lề=giá trị dốc mặt thì cả 2 cùng quay.
Trong AndDesign cho phép khai báo 5 giá trị dốc mỗi phía như hình dưới. Cho nên nguyên tắc xác định (quay) như sau: đầu tiên sẽ bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất (-4) quay dần (tính tuyến tính) đến giá trị lớn nhất (-2) thì tất cả các dốc sẽ cùng quay (cùng giá trị).
Chương trình luôn xác định như vậy không phụ thuộc vào việc sử dụng hay không sử dụng chúng trong quá trình khai báo. Cho nên: nếu không sử dụng một độ dốc nào đó thì giá trị của nó phải được khai báo >= giá trị dốc có sử dụng, để khỏi gây ra lỗi.

14. Tại sao khi chạy ANDDesign lại bị khởi động lại máy tính?

Lỗi khởi động lại máy tính khi chạy ANDDesign là do các tệp chương trình của ANDDesign đã bị sửa nội dung mà nguyên nhân chính thường là do virus.
Cho nên cần phải diệt hết virus trong máy tính rồi tiến hành cài lại ANDDesign thì mọi chuyện sẽ bình thường.

15. Tại sao cao chữ trắc dọc trắc ngang không như khai báo?

Trong một số trường hợp chiều cao chữ trong bảng trắc dọc trắc ngang không thể hiện như đã khai báo trong mẫu mặt cắt.
Để khắc phục lỗi này cần phải thực hiện như sau:
-Dùng lệnh HCMMC để hiệu chỉnh mẫu mặt cắt:
+ Vào Menu Khai báo chung->Các nhóm thuộc tính và chọn Nhận để thoát.
+ Menu Tệp->Cập nhật xuống tuyến.
- Dùng lệnh VL để vẽ lại các trắc dọc, trắc ngang không đúng.

16. Tại sao bản cập nhật thường hay lỗi?

Khi tải bản cập nhật về, tiến hành giải nén vào thư mục cài. Tiếp theo khởi động ANDDesign thường không được, nếu được có thể không sử dụng được nhiều lệnh.
Lỗi này khách hàng thường hay gặp nhất là trong win7. Lý do: chưa copy đè được các tệp mới vào tệp cũ.
Cách xử lý:
-Xóa tất cả các tệp có đuôi *.arx và 2 tệp DbTdnPolys.dll và DbTdnPoly.dll tại thư mục cài đặt của ANDDesign
-Copy giải nén các tệp mới vào thư mục cài đặt của ANDDesign

17. Đầu tuyến hoặc cuối tuyến nằm trên đoạn cong

Việc đầu tuyến bắt đầu trong đoạn cong hoặc cuối tuyến kết thúc trong đoạn cong thường gây khó khăn cho người thiết kế.
Vậy trong ANDDesign xử lý như thế nào mời các bạn tham khảo trong tài liệu đính kèm dưới đây.
http://www.andt.vn/forum/download/file.php?id=359

18. Export bảng biểu ANDDesign sang Excel

ANDDesign sử dụng Table của AutoCAD nên cần sử dụng chức năng Export bảng biểu ra tệp TXT của AutoCAD.
Để làm được điều đó hãy ấn phím phải chuột tại bảng cần xuất và chọn Export. Tuy nhiên, đôi lức ta không thấy chức năng này vì tùy chọn Noun/verb selection đã không được chon, để bật tùy chọn này vào Menu Tools->Option-> và chọn tab Selection, sau đó check vào tùy chọn Noun/verb selection

19. Khai báo rãnh dọc trên trắc dọc như thế nào?

Tôi có viết phần hướng dẫn khai báo cống dọc trên mẫu bảng trắc dọc và lập bảng thống kê rãnh dọc trong tệp nén đính kèm. Trong đó có tệp hướng dẫn KhaiBaoRanhDoc.doc và tệp mẫu mặt cắt TCVN4054-2005.atp. Các bạn có thể tham khảo để khai báo cho mẫu mặt cắt của mình.
http://www.andt.vn/forum/download/file.php?id=332

20. Tại sao trắc ngang vẽ ra bằng lệnh TN thường lỗi?

Thông thường sau khi tạo tuyến ta thường tạo các trắc ngang bằng lệnh TN. Các trắc ngang được vẽ ra bị lỗi.
Lý do: sau khi tạo tuyến xong ta chưa thực hiện chức năng Mặt cắt->Tính toán mặt cắt-TT nên mới gây ra lỗi đó.

Lưu ý: Sau khi thực hiện bất kỳ một chức năng nào đó có liên quan đến số liệu trên trắc ngang, muốn trắc ngang thể hiện đúng như đã hiệu chỉnh đều cần phải thực hiện lệnh TT rồi sau đó là VL các trắc ngang

21. Lỗi fonts sau khi cài đặt ANDDesign

NDDesign sử dụng font chữ hệ thống UNICODE, cho nên khi font hệ thống đang là TCVN3 cần phải chuyển sang UNICODE.
Cách chuyển như sau: 
- Ngoài màn hình Desktop->phím phải chuột chọn->Property->chọn Tab Appearance-> Advanced.
-Chuyển tất cả các Item sang font: Tahoma của Microsoft.
Tại dòng nhắc Command: Menu->Tools->Options->Fonts->Chọn phông: Courier hoặc Courier New.

Các dữ liệu mẫu mặt cắt có sẵn đều dùng UNICODE cho nên cần lưu ý chọn các phông chữ trong nhóm thuộc tính phải là UNICODE

22. Xác định biên lô đất khi biết vùng giới hạn taluy san nền

Bài toán xác định biên lô đất khi biết vùng giới hạn taluy – gọi là bài toán nghịch
Giả sử có vùng giới hạn taluy của lô đất cần san lấp như hình 1.
Các số liệu thiết kế như sau:
1. Tên mô hình địa hình tự nhiên: MHTuNhien
2. Tên mô hình địa hình thiết kế: MHThietKe
3. Taluy đào: 1.0
4. Taluy đắp: 1.5
Các bước thực hiện xác định biên lô đất như sau:
1. San nền->Gán cao độ nút ô lưới theo MHĐH –CDTMH như hình 2
2. Vẽ POLYLINE bao ra ngoài vùng ta luy khống chế của lô đất cần thiết kế như hình 3 và định nghĩa nó thành lô đất có tên LoBaoNgoai
3. Dùng lệnh HCA và chọn lô đất vừa định nghĩa để Thêm lỗ thủng
4. San nền->Tạo nút trên biên và lỗ thủng lô đất-TNTB
5. San nền->Taluy->Khai báo thông số taluy lô đất và lỗ thủng-KBTL như hình 4
Lưu ý; Tại ô Taluy đào 1: khai giá trị 1.5 và Taluy đắp 1: 1.0 (đảo giá trị taluy đào và đắp của thiết kế)
6. San nền->Taluy->Tạo chân và đường mái taluy lô đất và lỗ thủng-TCTL
Kết quả sẽ đường chân mái taluy của lỗ thủng chính là đường biên của lô đất cần tìm trên Hình 5. Bước tiếp theo thực hiện bài toán thuận để xác định khối lượng đào đắp như bình thường

23.Tại sao không chọn được TEXT trong bản vẽ?

Trong một số trường hợp không thể chọn được TEXT trong bản vẽ để xóa hoặc hiệu chỉnh.
Để khắc phục lỗi này các bạn cần thực hiện chức năng Tiện ích->Tắt chế độ Shade của TEXT-TST

24. Cách xác định khối lượng trong nút giao

Sau khi có bảng diện tích đào đắp như trên Hình 2, khối lượng (thể tích) đào đắp của tuyến sẽ được xác định theo phương án a) của Hình 1. Nghĩa là KL=(DT1+DT2)*KCLe/2. Khoảng cách lẻ được tính theo đường tâm tuyến. Tuy nhiên theo phương án này khối lượng sẽ không chính xác trong các đoạn cong của tuyến, đặc biệt là trong nút giao khi mà cọc được rải theo các đường viền mép. Để khắc phục nhược điểm này, ANDDesign đưa ra phương án cho phép người dùng định nghĩa giá trị tâm của diện tích theo phương X (trùng với phương của mặt cắt) và khoảng cách trong công thức tính V sẽ là khoảng cách nối giữa 2 điểm tọa độ trọng tâm X do người dùng tự xác định tương ứng với 2 mặt cắt liên tiếp nhau-phương án b) của Hình 1.
Khi lập bảng khối lượng cho phép khai báo mẫu bảng khối lượng (bằng lệnh MB) có thể thể hiện các giá trị khoảng cách lẻ theo tâm. Với phương án này cho phép xác định khối lượng tính toán sát với thực tế hơn là lấy theo khoảng cách lẻ của đường tâm có định.

25. Cắt ngắn hoặc kéo dài tuyến như thế nào?

1. Cắt ngắn tuyến. Để cắt ngắn tuyến có thể dùng 2 cách:
- Sử dụng lệnh HCC hoặc CN. Thay đổi đỉnh hiện thời bằng Trước hoặc Tiếp. Sau đó gõ L(Loại) tại dòng nhắc Command: Tra t.c cho TAt cả/TRước kia/TIiếp theo/Dịch đỉnh/cHèn đỉnh/Loại đỉnh/Cắt/THoát<TI>:l.
- Sử dụng chức năng Tuyến->Khai báo giới hạn đầu cuối đường tuyến->GHDC và khai các giá trị đầu cuối như hình. Hoặc dùng lệnh TC chuyển chế độ grip sang Grip đỉnh giới hạn rồi dùng chức năng grip của AutoCAD để chỉnh các giới hạn đầu cuối trên bản vẽ. Với cách này sẽ không thay đổi các đỉnh của tuyến đã cắm mà chỉ thu hẹp khoảng tuyến thiết kế.

2. Kéo dài thêm tuyến:
Để kéo dài thêm tuyến có thể dùng chức năng HCC hoặc CN để thêm đỉnh cho tuyến. Dich chỉnh tới đỉnh cuối cùng của tuyến rồi nhập H để lựa chọn cHèn đỉnh tại dòng nhắc Tra t.c cho TAt cả/TRước kia/TIiếp theo/Dịch đỉnh/cHèn đỉnh/Loại đỉnh/Cắt/THoát<TI>:l.

Bình luận

0 Nhận xét