Tiêu chuẩn BIM: 10 yếu tố không thể thiếu

Tiêu chuẩn BIM: 10 yếu tố không thể thiếu

Đối với người quản lý BIM,

việc phát triển tiêu chuẩn BIM luôn là một thách thức ban đầu, song song với nhiều yếu tố khác cần thiết lập. Vậy nó sẽ bắt đầu từ đâu? Tiêu chuẩn BIM nên được bắt đầu từ các yếu tố cơ bản, sau đó được phát triển lên theo thời gian.

Rất may mắn cho người quản lý BIM là hiện nay đã có rất nhiều các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc gia dùng để tham khảo. Một số khía cạnh quản lý dự án căn bản trong BIM vẫn dựa trên tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn quốc gia cũ để chuyển giao dự án trong CAD (như UK BS 1192-2007).
[ads-post]

Về các tiêu chuẩn BIM thực tế hiện nay đã được điều chỉnh phù hợp hơn và đưa ra các giải pháp sử dụng phần mềm cụ thể. Tại Mỹ, AIA có lập ra 3 văn bản hướng dẫn gồm E203 (Building Information Modeling and Digital Data Exhibit), G201-2013 (Project Digital Data Protocol Form), G202-2013 (Project Information Modeling Protocol Form). Đối với người dùng Revit, tiêu chuẩn ANZRS (Australia New Zealand Revit Standards) cũng là một tài liệu quan trọng để tham khảo.

Dưới đây là danh sách các yếu tố được đề xuất ở hình dưới nhằm đưa vào bất kỳ bộ tiêu chuẩn BIM nào. Chúng có thể được điều chỉnh và sửa đổi để phù hợp với nhu cầu cá nhân.

tiêu chuẩn BIM-BIM standards

Giải thích các mục trên:

1- Definitions: phần định nghĩa này có vai trò xác định và giải thích các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn

2- Project Setup: phần thiết lập dự án có lẽ là phần cốt lõi nhất trong bất kỳ tiêu chuẩn BIM nào, nó như một khung mẫu để bắt đầu một dự án. Gồm: phiên bản Revit, cấu trúc thư mục, lựa chọn tiêu chuẩn, quy ước đặt tên file dự án, các file link, file về định hình,…

3- Content Creation: tiêu chuẩn về việc tạo lập hệ thống thư viện (như Uniclass 2, OmniFormat). Gồm: tên, sự sẵn có, cấu trúc thuộc tính.

4- Sheets: thiết lập về bản vẽ. Gồm: số hiệu, khung tên, chỉnh sửa, thiết lập in ấn.

5- Annotations: gồm ký hiệu 2D, dạng hatch, đường nét, ghi chú, keynote,…

6- Views & Datasets: gồm View Template, View Range, Filters, View Naming, Schedules, Images,…

7- Work Sharing: thiết lập để làm việc nhóm, gồm: khái niệm, quyền truy cập, các workset cần có, tên workset,…

8- Materials: thiết lập vật liệu, gồm: các nhóm vật liệu, tên vật liệu, các vật liệu thêm,…

9- Archiving: xác định các phiên bản thay thế, các nguyên tắc lưu trữ file.

10- BIM File Exchange: nhằm import hoặc export file dự án để tương tác với các môi trường phần mềm khác, phục vụ phối hợp BIM, quản lý thi công, quản lý vận hành,…

Các yếu tố trên đây thực sự hữu ích đối với công ty đã, đang và sẽ áp dụng BIM. Chúng ta nên cân nhắc đến chúng để tiến tới xây dựng một bộ tiêu chuẩn BIM cho riêng đơn vị mình.

Bình luận

0 Nhận xét