[PLAXIS 3D] Download Plaxis 3D Foundation V1.6 Full mới nhất 2019

[PLAXIS 3D] Download Plaxis 3D Foundation V1.6 Full mới nhất 2019


Plaxis cái tên đã quá quen thuộc trong ngành xây dựng của chúng ta, là phần mềm chuyên phân tích các ứng xử của nền đất đối với công trình.

Download Plaxis 3D Foundation V1.6 Full moi nhat 2019

Download Plaxis 3D Foundation V1.6 Full moi nhat 2019
Hiện nay, các công trình xây dựng ngày càng đồ sộ, xây dựng trên vị trí không tưởng làm cho bài toán nền móng ngày càng phức tạp và khó khăn đối với kỹ sư Xây dựng. Vì vậy sử dụng công cụ mô phỏng sự hoạt động của nền đất ngày càng phổ biến và cấp thiết. Trong đó phải kể đến Plaxis.

Hiểu được tầm quan trọng thì hi vọng các bạn sinh viên trước khi ra trường nên chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về các phần mềm chuyên dụng, trong đó có Plaxis.

Tải về Plaxis  3D Foundation full mới nhất


[ads-post]
Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn bộ tài liệu mới nhất về Plaxis hi vọng sẽ giúp cho các bạn tiếp cận được phần mềm này một cách nhanh nhất và cơ bản nhất. Đặt biệt bạn nào đang làm đồ án nền móng, đường hầm hay học môn công trình trên đất yếu thì tài liệu này vô cùng hữu ích!
Plaxis 3D Foundation FullPlaxis 3D Foundation FullPlaxis 3D Foundation FullPlaxis 3D Foundation FullPlaxis 3D Foundation Full

Chương trình PLAXIS được đại học tổng hợp công nghệ Delft (Hà Lan) nghiên cứu phát triển vào cuối những năm 70 nhằm mục đích gải các bài toán biến dạng phẳng đơn giản của cát. Chương trình PTHH đầu tiên do giáo sư Pietter Vermeer lập năm 1974 có tên gọi là ELPLAST có khả năng giải các bài toán biến dạng phẳng đàn dẻo dùng lưới phần tử tam giác 6 nút được lập bằng ngôn ngữ FOTRAN IV). Năm 1981, dưới sự hướng dẫn của GS. Pietter Vermeer, Rene de Borst đã tiến hành nghiên cứu luận án Ms với đề tài phân tích thí nghiệm xuyên côn trong đất sét và đã mở rộng chương trình ELPLAST để có thể sử dụng cho bài toán đối xứng trục. Do đó chương trình ELPLAST được đổi tên thành PLAXIS (PLasticity AIXSymmetry). Do phần tử tam giác 6 nút cho kết quả không chính xác trong bài toán phân tích thí nghiệm xuyên côn đặc biệt trong các loại vật liệu không có khả năng chịu nén nên De Borst và Vermeer đã đưa thêm phần tử tam giác 15 nút vào trong chương trình. Việc bổ sung này dựa trên kết quả nghiên cứu của Sloan và Randolph tại đại học tổng hợp Cambridge năm 1982 là lưới phần tử hữu hạn tam giác 15 nút là lưới phần tử đơn giản tam giác nhất thích hợp cho bài toán đối xứng trục. Năm 1990-1991, Klaas Bakker đã nghiên cứu sử dụng phần tử thanh 5 nút cho chương trình PLAXIS (phần tử này nối với các phần tử tam giác 15 nút theo 1 đường thẳng do cạnh của phần tử tam giác 15 nút có 5 nút). Đây là 1 tiến bộ quan trọng của chương trình vì nó làm giảm đáng kể số biến của bài toán. Chương trình PLAXIS sử dụng chương trình tự sinh lưới phần tử hữu hạn tam giác có cấu trúc hoặc không có cấu trúc được nghiên cứu bởi Sepra (Hà Lan). Đến năm 1995 Paul Bonnier bắt đầu nghiên cứu mở rộng chương trình PLAXIS cho bài toán không gian 3 chiều và đến nay PLAXIS đã có các phiên bản sử dụng mô hình 3D như 3D Tunnel, 3D Foundation (trong đó ngoài phần tử khối hình nêm 15 nút còn có các loại phần tử khối nêm 13 nút, tứ diện 10 nút).

Phần mềm Plaxis 3D ứng dụng vào tính toán móng và công trình ngầm. Các bài toán kỹ thuật bao gồm:

Download Plaxis 3D Foundation V1.6 Full moi nhat 2019

– Phân tích công trình ngầm:
+ Hầm vượt đường
+ Hầm theo phương pháp NAMT
+ Hầm theo TBM

– Phân tích xử lý nền đất yếu:
+ Cọc xi măng đất
+ Giếng cát, cọc cát
+ Đào bỏ một phần lớp đất yếu
+ Bấc thấm, hút chân không

– Tính toán kết cấu phục vụ thi công:
+ Vòng vây cọc ván thép
+ Ổn đinh mái dốc móng
+ Thi công tầng hầm

– Phân tích ổn định mái dốc:
+ Mái dốc đường đào, đường đắp
+ Tường chắn trọng lực
+ Tường chắn có cốt
+ Tường chắn mềm cọc ván dự ứng lực
+ Tường chắn rọ đá

Ngoài ra còn một số bài toán kỹ thuật khác như:

+ Xác định khả năng chịu tải của con khoan nhồi.
+ Tính lún móng công trình.
+ Gia cố nền bằng cọc cát.
+ Tính móng đơn trên nền cọc.
+ Tính móng băng giao thoa trên nền đất.
+ Tính móng bè, kết cấu hố đào.
+ Kết cấu ống thép đường kính lớn.
+ Bến cảng sử dụng kết cấu tường cừ thép.

Bình luận

0 Nhận xét