Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-2017 Thiết kế cầu đường bộ Phần 5 Kết cấu bê tông

Thiết kế cầu đường bộ - Phần 5: Kết cấu bê tông

Highway Bridge Design Specification - Part 5: Concrete Structures

1 PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thiết kế các cấu kiện cầu và tường chắn được xây dựng
bằng bê tông có tỷ trọng bình thường hoặc tỷ trọng nhẹ và có bố trí cốt thép và/hoặc cốt thép
dự ứng lực (các tao cáp hoặc thanh thép dự ứng lực). Tiêu chuẩn này cơ bản áp dụng cho
bê tông có cường độ trong khoảng từ 16 tới 70 MPa, tuy nhiên trong trường hợp bê tông tỷ
trọng thường cường độ lớn hơn được chấp nhận sử dụng, cũng áp dụng tiêu chuẩn này cho
công tác thiết kế kết cấu cầu bê tông.
Tiêu chuẩn này qui định tổng hợp và thống nhất các yêu cầu cho kết cấu bê tông cốt thép, bê
tông dự ứng lực và bê tông dự ứng lực một phần.
2 TÀI LIỆU VIỆN DẪN
Các tài liệu dưới đấy là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Các tài liệu viện
dẫn được trích dẫn từ những vị trí thích hợp trong văn bản tiêu chuẩn và các ấn phẩm được
liệt kê dưới đây. Đối với các tài liệu có đề ngày tháng, những sửa đổi bổ xung sau ngày xuất
bản chỉ được áp dụng cho bộ Tiêu chuẩn này khi bộ Tiêu chuẩn này được sửa đổi, bổ xung.
Đối với các tiêu chuẩn không đề ngày tháng thì dùng phiên bản mới nhất.
- TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4954:05 Đường ô tô- Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5408:2007 Lớp phủ kẽm nhúng nóng trên bề mặt sản phẩm gang và thép- Yêu
cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- TCVN 1651: 2008 – Thép cốt bê tông và lưới thép hàn
- TCVN 5664:2009 – Tiêu chuẩn quốc gia, Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa
- TCVN 9386:2012- Thiết kế công trình chịu động đất
- TCVN 9392:2012- Thép cốt bê tông- Hàn hồ quang
- TCVN 9393: 2012- Cọc- Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép
dọc trục
- TCVN 10307:2014- Kết cấu cầu thép – Yêu cầu kỹ thuật chung về chế tạo, lắp rấp và
nghiệm thu
- TCVN 10309:2014- Hàn cầu thép - Quy định kỹ thuật
- AASHTO LRFD Bridge Construction Specifications (Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công cầu
AASHTO)
4 CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU
4.1 TỔNG QUÁT
Các thiết kế phải dựa trên các tính chất của vật liệu được dẫn ra trong Tiêu chuẩn này và
dựa trên cơ sở dùng các vật liệu tuân theo tiêu chuẩn về cấp hạng của các vật liệu xây dựng
có đặc tính tương đương quy định trong Tiêu chuẩn xây dựng cầu đường bộ AASHTO
LRFD.
Khi các cấp hạng khác hoặc các loại vật liệu khác được đưa vào sử dụng, thì các tính chất
của chúng. Các Tiêu chuẩn tối thiểu được chấp nhận và các thủ tục thí nghiệm cho các loại
vật liệu như vậy phải được quy định trong hồ sơ thiết kế .
Trong hồ sơ thiết kế phải chỉ rõ các cấp hay các tính chất của tất cả các loại vật liệu được
đưa vào sử dụng.
.4.2 BÊ TÔNG KẾT CẤU CÓ TỶ TRỌNG BÌNH THƯỜNG VÀ NHẸ[ads-post]
4.2.1 Cường độ chịu nén
Đối với từng cấu kiện, cường độ chịu nén quy định, f′c, hay cấp bê tông phải được quy định
rõ trong hồ sơ thiết kế.
Bê tông có cường độ chịu nén lớn hơn 70 MPa chỉ được dùng khi được cho phép bởi các
quy định cụ thể và khi có các thí nghiệm vật lý xác lập được các quan hệ giữa cường độ chịu
nén của bê tông với các tính chất khác. Không được dùng các loại bê tông có cường độ thấp
hơn 16 MPa cho các loại kết cấu.
Cường độ chịu nén quy định của bê tông dự ứng lực và bản mặt cầu không được thấp hơn
28 MPa.
Đối với kết cấu bê tông nhẹ, thì mật độ lỗ rỗng, cường độ và các tính chất khác phải chỉ định
rõ trong hồ sơ thiết kế.
Đối với bê tông dùng cho kết cấu ở trong và trên mặt nước mặn và vùng bờ biển, tỉ lệ
nước/xi măng không được vượt quá 0,45.
Tổng cộng lượng xi măng Portland và các vật liệu chứa xi măng khác không được vượt quá
475 kg/m3 bê tông, ngoại trừ bê tông tính năng cao thì lượng xi măng Portland và xi măng
khác không vượt quá 593 kg/m3.
4.2.2 Hệ số giãn nở nhiệt
Hệ số giãn nở nhiệt nên xác định bằng thí nghiệm trong phòng theo loại bê tông có cấp phối
được đem dùng.
Trong trường hợp thiếu các số liệu chính xác, hệ số giãn nở nhiệt có thể lấy như sau :
Bê tông thường: 10,8 x 10-6/ 0C , và
Bê tông nhẹ: 9,0 x 10-6/ 0C
4.2.3 Co ngót và từ biến
4.2.3.1 Tổng quát
Các giá trị co ngót và từ biến, quy định ở đây và trong các Điều 9.5.3 và 9.5.4, phải được
dùng để xác định hiệu ứng của co ngót và từ biến đến mất mát dự ứng lực trong các cầu dự
ứng lực không thi công theo phương pháp phân đoạn. Những giá trị này có mối liên hệ với
mômen quán tính, như quy định ở Điều 7.3.6.2, có thể được dùng để xác định hiệu ứng của
co ngót và từ biến đến độ võng.
Những quy định này sẽ được áp dụng cụ thể cho cường độ bê tông quy định lên tới 105MPa.
Khi không có các số liệu chính xác hơn, hệ số co ngót có thể giả thiết là 0,0002 sau 28 ngày
và 0,0005 sau một năm khô.
Khi không có sẵn số liệu về thiết kế cấp phối, việc xác định co ngót và từ biến có thể dùng
các quy định sau :
• Các Điều 4.2.3.2 và 4.2.3.3
ĐỌC TIẾP HOẶC TẢI VỀ

Bình luận

0 Nhận xét