Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11823-2017 Thiết kế cầu đường bộ Phần 11: Mố, Trụ và Tường chắn

Thiết kế cầu đường bộ - Phần 11: Mố, Trụ và Tường chắn

Highway Bridge Design Specification - Part 11: Abutments, Piers and Walls


1 PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết kế mố, trụ cầu và tường chắn. Các loại tường
chắn được đề cập bao gồm: Các tường chắn thông thường, các tường có neo, các tường
đất có cốt (gia cố cơ học, MSE) và các tường chế tạo sẵn theo mô đun.
2 TÀI LIỆU VIỆN DẪN
4 CÁC TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT VÀ VẬT LIỆU
4.1 TỔNG QUÁT
Các loại vật liệu dùng để đắp nên thuộc dạng hạt rời và có khả năng thoát nước tốt. Khi
tường chắn giữ đất dính, phải bố trí thoát nước để giảm áp lực thuỷ tĩnh đằng sau tường.
4.2 XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT
Áp dụng quy định của Điều 4 Phần 2 bộ tiêu chuẩn này và Điều 4 Phần 10 bộ tiêu chuẩn này
5 CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN VÀ HỆ SỐ SỨC KHÁNG
5.1 TỔNG QUÁT
Việc thiết kế các mố, trụ và tường chắn phải thoả mãn các tiêu chuẩn dùng cho trạng thái
giới hạn sử dụng quy định trong Điều 5.2 và trạng thái giới hạn cường độ quy định trong Điều
5.3
Mố, trụ và tường chắn được thiết kế để chịu được áp lực ngang của đất và nước, cũng như
bất kỳ hoạt tải và tĩnh tải chất thêm, tải trọng bản thân tường, hiệu ứng nhiệt độ và co ngót,
tải trọng động đất theo các nguyên tắc chung quy định trong Phần này.
Kết cấu tường chắn đất phải được thiết kế có tuổi đời sử dụng trong điều kiện vật liệu xuống
cấp theo thời gian,có thể có dòng xói ngầm, dòng tạp tán và yếu tố môi trường có khả năng
gây hại khác các thành phần vật liệu của kết cấu. Phải thiết kế các loại tường chắn vĩnh cửu
sao cho có được tuổi thọ tối thiểu 100 năm.Tường chắn công trình tạm thời phải được thiết
kế có tuổi thọ 36 tháng hoặc ít hơn.
Kết cấu vĩnh cửu phải được thiết kế có tính thẩm mĩ cao, về cơ bản không cần bảo dưỡng
trong suốt tuổi thọ thiết kế.
5.2 CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN SỬ DỤNG
Phải thiết kế khống chế chuyển vị theo phương thẳng đứng và phương ngang ở trạng thái
giới hạn sử dụng đối với các mố, trụ và tường chắn. Giới hạn cho phép của chuyển vị theoTCVN 11823 - 11:2017
12
phương đứng và ngang của tường chắn phải dựa trên chức năng và kiểu tường, tuổi thọ sử
dụng dự kiến, và tầm quan trọng của việc không cho phép dịch chuyển tường có khả năng
ảnh hưởng bất kỳ tới kết cấu gần đó, cả về mặt kết cấu và thẩm mĩ. Ổn định tổng thể phải
được đánh giá bởi phương pháp phân tích cân bằng giới hạn.
Kiểm tra sự dịch chuyển theo phương đứng và ngang của tường theo các quy định tại Điều
6.2.2, 7.2.2 và 8.2.1 Phần 10 bộ tiêu chuẩn này. Với tường neo, chuyển vị phải được tính
theo quy định tại Điều 9.3.1. Với tường chắn đất có cốt, chuyển vị phải được tính theo quy
định tại Điều 10.4.[ads-post]
5.3 TRẠNG THÁI GIỚI HẠN CƯỜNG ĐỘ
Thiết kế các mố, trụ và tường theo trạng thái giới hạn cường độ phải được kiểm soát theo
Phương trình 1 Phần 1 bộ tiêu chuẩn nàycho các hạng mục:
• Sức kháng chịu ép của nền
• Trượt ngang,
• Giảm quá mức của diện tích tiếp xúc đáy do đặt tải lệch tâm
• Sự phá hoại do kéo tuột của các neo hoặc của các cốt gia cường đất và
• Phá hoại kết cấu.
5.4 TRẠNG THÁI GIỚI HẠN ĐẶC BIỆT
5.4.1 Yêu Cầu Chung
Thiết kế các Mố, Tường và Trụ theo các trạng thái giới hạn đặc biệt với các hạng mục:
• Ổn định tổng thể
• Sức kháng chịu ép của nền
• Trượt ngang
• Giảm diện tích tiếp xúc đáy móng do đặt tải lệch tâm
• Sự phá hoại do tuột của các neo hoặc các cốt gia cường đất và
• Phá hoại kết cấu
5.4.2 Trạng Thái giới hạn đặc biệt I
Thiết kế chống động đất được coi là không bắt buộc với các tường chắn nằm ở Vùng Động
Đất 1 đến 3, trừ khi:
• Khả năng hóa lỏng lan theo chiều ngang hoặc mất ổn định mái dốc, hoặc động đất
gây ra mất ổn định mái dốc do sự xuất hiện của đất sét nhạy cảm với mất cường độ
trong quá trình sang chấn, có thể ảnh hưởng tới sự ổn định của tường trong thiết kế
chống động đất.
• Tường đỡ các kết cấu khác mà theo tiêu chuẩn thiết kế áp dụng cho kết cấu đó yêu
cầu phải được thiết kế cho tải trọng động đất và hiệu năng chống động đất yếu của
tường có thể ảnh hưởng hiệu năng chống động đất của kết cấu đó. Tùy chọn không
phân tích động đất nên được giới hạn cho thiết kế ổn định chống động đất bên trong
và bên ngoài tường. Nếu tường là một phần của mái dốc lớn, ổn định động đất tổng
thể của tổ hợp tường và mái dốc phải được tính toán.
Các qui định không tính động đất cho tường chắn không áp dụng cho loại tường chắn làm
việc như trụ đỡ của cầu.
5.5 YÊU CẦU VỀ SỨC KHÁNG
Các mố trụ và kết cấu tường chắn, các móng của chúng và các cấu kiện đỡ khác phải được
định kích thước bằng các phương pháp thích hợp được quy định trong các Điều 6, 7, 8, 9,10
hoặc 11 sao cho sức kháng của chúng thoả mãn qui định của Điều 5.5
Sức kháng tính toán RR được tính cho mỗi trạng thái giới hạn có thể áp dụng được phải là
sức kháng danh định Rn nhân với hệ số sức kháng thích hợp φ, được quy định trong Bảng 1.
5.6 CÁC TỔ HỢP TẢI TRỌNG VÀ HỆ SỐ TẢI TRỌNG
Các mố, trụ,kết cấu tường chắn và móng của chúng, các cấu kiện đỡ khác phải được thiết kế
với tất cả các tổ hợp tải trọng quy định trong Điều 4.1 Phần 3 bộ tiêu chuẩn này.
Đối với hiệu ứng tải trọng động đất đến áp lực đất ngang, hệ số tải trọng động đất phải được
áp dụng cho toàn bộ tải trọng áp lực ngang của đất tạo ra bởi khối đất được giữ lại bởi tường
hoặc mố. Đối với bất kỳ tải trọng chất thêm tác động lên tường (ví dụ ES) ở tổ hợp với tải
trọng động đất EQ, phải áp dụng hệ số tải trọng động đất.
5.7 CÁC HỆ SỐ SỨC KHÁNG CỦA TRẠNG THÁI GIỚI HẠN SỬ DỤNG VÀ CƯỜNG ĐỘ
Thiết kế theo trạng thái giới hạn sử dụng,phải lấy giá trị của tất cả các hệ số sức kháng bằng
1,0, ngoại trừ tính ổn định tổng thể theo quy định theo Điều 6.2.3.
Khi thiết kế tường chắn theo trạng thái giới hạn cường độ, các hệ số sức kháng lấy theo giá
trị qui định trong Bảng 1
ĐỌC TIẾP HOẶC TẢI VỀ

Bình luận

0 Nhận xét