ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỌC:KHẢO SÁT – THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ SÂN BAY

CHƯƠNG I: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ.

1) Phân loại dự án xây dựng? Trách nhiệm quản lý của các cơ quan đối với từng loại dự án?
a) Theo quy mô và tính chất:

Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dựán còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụlục 1 .
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tưn hân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
Trách nhiệm quản lý của các cơ quan đối với từng loại dự án
 Quản lý dự án xây dựng
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định (theo phân cấp) quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dựán sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ%lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
Chủ đầu tư xây dựng công trình
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dựán đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư.
- Các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Đối với các dựán sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.

2) Phân biệt dự án thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước?
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
1) Thiết kế một bước: là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng.
2) Thiết kế hai bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a và c của khoản này;
3) Thiết kế ba bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối  với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
[ads-post]
3) Ý nghĩa của việc Lập dự án đầu tư xây dựng công trình?
Tuỳ theo quy mô, tầm quan trọng của tuyến đường và tổng mức đầu tư mà có các bước lập dự án như sau:
1) Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư
Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
2) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu  tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình
Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở theo các quy định hiện hành .
3) Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình
Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
- Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình."
- Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
Nội dung báo cáo kinh tế- kỹ thuật của công trình xây dựng bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình. 

4) Nội dung báo cáo đầu tư xây dựng công trình đường ô tô?
1. Sựcần thiết phải đầu tư:









  •  Dân số trong vùng (hiện tại tương lai và các chính sách về dân số)
  • Tình hình kinh tế xã hội văn hoá trong vùng (hiện tại và chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chỉ tiêu phát triển chính. ..)
  • Sơ qua tình hình kinh tế xã hội của nước ngoài (nếu dự án có liên quan đến nước ngoài).
  • Về mạng lưới mạng lưới giao thông vận tải trong vùng và quy hoạch phát triển.
  • Về giao thông vận tải đường bộ(tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
  • Về giao thông vận tải đường sắt (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
  • Về giao thông vận tải đường thuỷ(tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
  • Về giao thông vận tải hàng không (tình trạng kỹ thuật, tình hình khai thác, lưu lượng, vận tải, tai nạn); quy hoạch phát triển.
  •  Dự báo nhu cầu vận tải trong vùng
  •  Dự báo nhu cầu vận tải của các phương thức vận tải sắt, thuỷ, bộ, hàng không (nếu cần thiết);
  •  Dự báo nhu cầu vận tải của tuyến đường thuộc dự án (lưu lượng và thành phần dòng xe).
  • -Sơ bộ phân tích lập luận sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường
  • Sơ bộ xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
  • Quy trình quy phạm áp dụng
  • Lựa chọn cấp đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cho tuyến đường, cầu cống, mặt đường vv...
  • Hình thức đầu tư đối với các công trình thuộc dự án (là khôi phục cải tạo, nâng cấp, làm mới).
  • Các điều kiện tự nhiên vùng tuyến dự án (địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn).
  • Sơ bộ về thiết kế tuyến
  • Các điểm khống chế;
  • Hướng tuyến và các phương án tuyến;
  • Bình diện của các phương án tuyến;
  • Trắc dọc của các phương án tuyến;
  • Các công trình phòng hộ của các phương án tuyến
  • Khối lượng công trình các phương án tuyến
  • Sơ bộ về thiết kế cầu và các công trình dọc tuyến (của các phương án tuyến).
  • Tổng hợp so sánh chọn phương án tuyến
  • Tổng hợp sơ bộ về khối lượng giải phóng mặt bằng phương án kiến nghị.
  • Phân tích đánh giá về việc sử dụng đất đai và ảnh hưởng về môi trường xã
  • hội và tái định cư.
  • - Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng;
  • Khối lượng xây lắp các loại;
  • Yêu cầu về công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu phải nhập ngoại để đáp ứng loại hình kết cấu đã chọn;
  •  Phân tích lựa chọn sơ bộ các giải pháp và tổ chức xây dựng;
  •  Sơ đồ ngang thể hiện khái quát tiến độ thực hiện dự án.
  • Sơ bộ đánh giá tác động môi trường và yêu cầu phải xử lý
  •  Sơ bộ hiện trạng môi trường dọc tuyến
  • Sơ bộ đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công và trong giai đoạn khai thác.
  • Nêu các yêu cầu phải xử lý
  • Quản lý duy tu tuyến đường
  • Tổ chức quản lý tuyến
  • Yêu cầu về lao động, về thiết bị, về công trình cho việc quản lý duy tu tuyến đường.









2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư
3. Sơ bộ về các phương án thiết kế
4. Sơ bộ về công nghệ điều khiển giao thông
- Hệ thống các thiết bị điều khiển và kiểm soát giao thông
- Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy giao thông
5. Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng, sơ bộ đánh giá tác động môi trường, sơ bộ về quản lý duy tu công trình.
6. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn
- Khái quát
- Khối lượng xây dựng
- Tổng mức đầu tư
- Phân kỳ, phân đoạn xây dựng tuyến đường
- Sơbộnêu giải pháp cho nguồn vốn đầu tư
7. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án.
- Phương pháp phân tích kinh tế tài chính và các giả thiết cơ bản
- Phương pháp tính toán và kết quả tính toán sơ bộ về kinh tế tài chính.
- Phân tích các lợi ích và hậu quả khác.
8. Xác định tính độc lập khi vận hành khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu dự án chia được ra nhiều dự án thành phần hay tiểu dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên).
PHẦN CÁC BẢN VẼTHIẾT YẾU KÈM THEO
1. Bản đồ hướng tuyến (bao gồm cả phần mạng đường, tuyến mới tô màu đỏ, các đường hiện có tô màu vàng đậm).
2. Bình đồ tuyến tỷ lệ1/25.000 (dùng bản đồ đã có để thiết kế, nếu khu vực dự kiến có tuyến đi qua chưa có bản đồ tỷ lệ1/25.000 dùng bản đồ1/50.000 phóng thành bản đồ tỷ lệ 1/25.000 để dùng).
3. Trắc dọc tuyến
Trắc dọc tuyến phải thể hiện được các vị trí cầu lớn, cầu trung, cầu nhỏ.
 Trong trường hợp chiều cao của trắc dọc không bị hạn chế thì ghép bình đồ và trắc dọc vào một bản vẽ(bình đồ trên, trắc dọc dưới).
4. Bản thống kê các cống (trong trường hợp đường khôi phục, cải tạo, nâng cấp)
5. Bản thống kê các cầu (gồm cầu lớn, cầu trung và cầu nhỏ)
6. Các bản vẽ điển hình sơ lược về cầu lớn và cầu trung (bản vẽ bố trí chung)
7. Bản thống kê các công trình phòng hộ
8. Bản thống kê các nút giao
9. Bản thống kê các công trình an toàn giao thông
10. Các trắc ngang điển hình và kết cấu mặt đường (tỷlệ1/50 hoặc 1/100)
mỗi loại dự kiến thiết kế thể hiện 1 bản vẽ(kết cấu mặt đường vẽ bên cạnh
trắc ngang).
11. Bản thống kê các công trình phục vụ khai thác.

CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA GIAO THÔNG.
1) Mục đích, nội dung và các phương pháp điều tra giao thông?
2) Tổ chức công tác đếm xe?
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC KHẢO SÁT – THIẾT KẾ BƯỚC LẬP DỰ ÁN.
1) Nội dung công tác khảo sát tuyến; khảo sát thủy văn; khảo sát địa chất bước Lập dự án?
2) Nội dung công tác thiết kế cơ sở?
3) Phân tích các chỉ tiêu phục vụ so sánh phương án tuyến và luận chứng hiệu quả kinh tế?
CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC KHẢO SÁT – THIẾT KẾ BƯỚC THIẾT KẾ KỸ THUẬT HOẶC
THIẾT KẾ BVTC.
1) Nội dung công tác khảo sát tuyến; khảo sát thủy văn; khảo sát địa chất bước thiết kế kỹ
thuật?
2) Nội dung công tác khảo sát mỏ vật liệu?
3) Yêu cầu thành phần hồ sơ bước Thiết kế kỹ thuật?
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC KHẢO SÁT – THIẾT KẾ BƯỚC THIẾT KẾ BVTC.
1) Khi nào cần Khảo sát bước TK BVTC? Các nội dung cần khảo sát?
2) Nội dung công tác khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn bước TK BVTC?
CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC KHẢO SÁT – THIẾT KẾ ĐƯỜNG NÂNG CẤP.
1) Các trường hợp cần nâng cấp? Nhiệm vụ chính của nâng cấp đường?
2) Nội dung công tác khảo sát đối với đường nâng cấp? Chi tiết các nội dung?
CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ ĐƯỜNG ĐẦU CẦU.
1) Đặc điểm nền đường đầu cầu?
2) Các lưu ý khi thiết kế trắc dọc, trắc ngang nền đường đầu cầu?