Câu hỏi đồ án tốt nghiệp Cầu dầm liên tục đúc hẫng cân bằng

I. Cầu dầm liên tục đúc hẫng cân bằng
1. Mục đích chọn tỷ lệ nhịp trong cầu đúc hẫng: 
Lb/Lg = 0,6÷0,7- Triệt tiêu phản lực âm tại mố, trụ.
- Làm cho đoạn dầm đúc trên đà giáo là nhỏ nhất. d
g = 9÷14m.

2. Thi công trên đà giáo và thi công đúc hẫng có gì khác nhau?Đúc trên đà giáo:
- Sơ đồ chịu lực trong giai đoạn thi công và khai thác là giống nhau.
- Dưới tác dụng của tĩnh tải và hoạt tải tính theo sơ đồ dầm liên tục.
- Mômen M
+ lớn, bó cáp DƯL kéo dài từ vùng có mômen M+ sang M-.
Đúc trên hẫng:
- Sơ đồ chịu lực trong giai đoạn thi công và khai thác là khác nhau.
- Mômen M
- lớn.
- Bó cáp DƯL ngắn.

3. Có thể hợp long nhịp giữa trước không?
- Có thể hợp long nhịp giữa trước rồi hợp long nhịp biên. Tuy nhiên hợp long nhịp biên
trước có ưu điểm sau:
+ Ổn định chống lật tốt hơn.
+ Tạo được mặt bằng thi công.

4. Nếu tại trụ chính không dùng gối mà bố trí trụ khung được không?Bố trí gối:
- Trụ không chịu M
- khi khai thác.
- Giãn nở do nhiệt độ tốt.
- Giá thành gối cầu lớn.
Bố trí trụ khung:
- Bậc siêu tĩnh thay đổi.
- Dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng, M
- làm giảm M+ ở giữa nhịp => giảm vật liệu
hoặc tăng nhiều dài nhịp.
- Trụ chịu mômen uốn lớn.
- Giãn nở do nhiệt độ kém.
- Phải làm trụ cao, mảnh để giảm mômen cho dầm.
Lưu ý: Với cầu dầm liên tục 5 nhịp, thì người ta thường bố trí hai trụ khung tại trụ T2, T3 
[ads-post]
 5. Cách tính phản lực do hoạt tải tại trụ trong kiểm toán trụ cầu?
- Vẽ ĐAH phản lực gối tại trụ.
- Xếp tải lên ĐAH: Hai xe tải thiết kế cách nhau 15m (mỗi nhịp xếp 1 xe). Lấy hiệu ứng của
90% xe tải + 90% tải trọng làn + tải trọng người.


6. Khi nào dùng tao cáp 7 sợi xoắn và khi nào dùng cáp thanh?

- Loại cáp DƯL được quyết định bởi Apsct và công nghệ thi công.
- Nếu Apsct lớn thì dùng tao cáp 7 sợi xoắn, vì nếu dùng thanh thép cường độ cao thì số
thanh cần thiết rất lớn.
Ví dụ: Diện tích của cáp DƯL như sau:
+ 7T15.2mm : 987mm
2+ PC32 : 804mm2


7. Cáp DƯL dọc cầu có thể uốn công qua sườn dầm?
Tác dụng: Chịu cắt, chịu ứng suất kéo chủ, chống được vết nứt xiên.
Nhược điểm:
+ Chiều dày sườn dầm lớn để bố trí ống ghen.
+ Bố trí ống ghen cong, cấu tạo phức tạp và khó khăn trong thi công
=> Ở Việt Nam không dùng cách này.

8. Tác dụng của bó cốt thép dự phòng?- Đứt một số sợi cáp trong bó cáp.
- Tắc ống ghen, không bơm được bêtông lấp lòng.
- Bêtông vùng chịu mômen dương bị nứt.
=> Số lượng bố trí cốt thép dự phòng: Khoảng 1 cặp với vùng chịu mômen âm và dương.


9. Trình tự đổ bê tông đốt K0?
- Chia làm 4 đợt đổ bêtông:
+ Đợt 1: Đổ bêtông bản đáy và một phần thành bên.
+ Đợt 2: Đổ bêtông vách ngăn.
+ Đợt 3: Đổ bêtông vách xiên
+ Đợt 4: Đổ bêtông bản mặt cầu.
10. Số lượng hộp trên mặt cắt ngang?- Nếu Bcau ≤ 10 ÷ 12m: Bố trí 1 hộp, hai sườn.
- Nếu B
cau ≥ 13 ÷ 16m: Bố trí 1 hộp, ba sườn. Sườn giữa có tác dụng giảm chiều dài nhịp
tính toán của bản mặt cầu. Khoảng cách tĩnh giữa hai sườn dầm ≥4500mm thì phải bố trí
cáp DƯL ngang.
- Nếu B
cau ≥ 16m: Có thể dùng hai hộp. (Bố trí hai cầu riêng biệt).


11. So sánh ưu nhược điểm của sườn hộp thẳng và sườn hộp xiên?

Sườn hộp thẳng:
- Thi công đơn giản.
- Tốn vật liệu cho KCN và xà mũ.
- Nếu B
cau nhỏ, thì nên làm sườn hộp thẳng để đảm bảo độ ổn định cho KCN.
Sườn hộp xiên:
- Độ xiên: 1/4 ÷ 1/6
- Đáp ứng yêu cầu mỹ quan.
- Tiết kiệm vật liệu cho KCN và xà mũ.
- Thi công khó khăn


Từ khóa: utc2 tài liệu, utc2 training, thư viện utc2, thuvienutc2, utc2, utctraining