Các công trình thuộc sân bay
2.1. Mặt đường sân bay
2.2. Dải bảo hiểm
2.3. Dải hãm phanh đầu đường cất hạ cánh
2.4. Hệ thống thoát nước khu bay
2.5. Sơn tín hiệu
2.6. Thảm cỏ trên sân bay
2.2. Dải bảo hiểm
2.3. Dải hãm phanh đầu đường cất hạ cánh
2.4. Hệ thống thoát nước khu bay
2.5. Sơn tín hiệu
2.6. Thảm cỏ trên sân bay
Mặt
đường sân bay được thiết kế, xây dựng và bảo dưỡng để chịu được những tải trọng
lớn tác động lên mặt đường và tạo ra một mặt đường phẳng, chống trượt, an toàn.
Mặt đường sân bay thuộc hai loại cơ bản: Mặt đường cứng và mặt đường mềm. Sự
kết hợp của các loại mặt đường khác nhau và các lớp ổn định tạo ra mặt đường
phức hợp có thể được phân chia thành hai loại mặt đường cứng và mặt đường mềm
thông thường. Mặt đường cứng là mặt đường có kết cấu bê tông xi-măng là chủ
yếu. Mặt đường mềm bao gồm nhiều lớp vật liệu được lựa chọn kỹ lưỡng được thiết
kế để phân bổ tải trọng từ lớp bề mặt (thường là bê tông nhựa) xuống các lớp ở
phía dưới.
Mặt
đường sân bay bao gồm:
2.1.1. Đường CHC (Runway):
Đường CHC là một phần của khu bay dùng
cho tàu bay cất cánh và hạ cánh. Đường CHC có đường CHC nhân tạo
và đường CHC đất.
2.1.2.
Đường CHC nhân tạo (ĐCHCNT) (Artificial runway): Là đường CHC có lớp mặt đường nhân
tạo đủ sức chịu tải đảm bảo cho máy bay cất hạ cánh trong mọi mùa.
2.1.3.
Đường lăn (Taxiway): Một phần khu bay được chuẩn bị có đủ điều kiện cho máy bay
lăn từ sân đỗ đến đường CHC để cất cánh và ngược lại khi hạ cánh hoặc lăn từ
nơi này đến nơi khác trong sân bay theo nhu cầu công nghệ.
-
Đường lăn song song (Parallel taxiway): Là đường lăn nối hai đầu đường CHC
-
Đường lăn nối (Joint taxiway): Là đường lăn nối đường lăn song song với đường
CHC, đường lăn song song với sân đỗ, các vị trí đỗ của máy bay
-
Đường lăn cao tốc (Rapid exit taxiway): Là đường lăn nối với đường CHC theo một
góc nhọn và dùng cho tàu bay hạ cánh rời đường CHC với tốc độ lớn nhằm giảm
thời gian chiếm đường CHC (còn gọi là đường lăn thoát nhanh).
2.1.4.
Sân đỗ (Apron): Khu vực xác định trên sân bay giành cho các tàu bay
đỗ phục vụ hành khách lên xuống, xếp dỡ bưu kiện hay hàng hoá, nạp nhiên liệu,
đỗ chờ thông thường hay đỗ để bảo dưỡng.
2.2.1. Các
dải bảo hiểm (Safety): Phần đất nằm dọc hai bên đường CHC và ở phần kéo dài hai
đầu đường CHC đảm bảo an toàn cho các loại tàu bay sử dụng đường CHC an toàn
trong trường hợp lăn ra khỏi phạm vi đường CHC.
2.2.2. Dải
bảo hiểm đầu (Runway and safety area-RESA): Vùng nằm đối xứng ở hai bên đường
tim kéo dài của đường CHC giáp với cạnh cuối đường CHC nhằm giảm nguy cơ hư
hỏng tàu bay khi nó chạm bánh trước đường CHC hoặc chạy vượt ra ngoài đường
CHC.
2.2.3. Dải
bảo hiểm sườn (Safe strip): Một phần đất nằm dọc hai bên đường CHC được chuẩn
bị và trang bị đảm bảo an toàn cho máy bay trong trường hợp cất hạ cánh không
chính xác phải lăn qua.
Dải hãm phanh đầu (Stopway):
Một đoạn xác định trên mặt đất hình chữ nhật ở cuối chiều dài chạy đà công bố,
được chuẩn bị cho tàu bay dừng trong trường hợp cất cánh bỏ dở, còn có thể gọi
là dải hãm đầu.
Hệ
thống thoát nước có chức năng thu gom và tiêu nước trên mặt đường, thoát nước
ngầm, làm giảm thiểu lượng nước và giữ cho những chỗ dốc không bị xói mòn. Một
hệ thống thoát nước không đạt tiêu chuẩn sẽ làm cho nước đọng lại ở các lớp nền
đường và lớp móng dưới bị ngấm nước, làm giảm khả năng chịu tải của mặt đường
sân bay.
Hệ
thống thoát nước khu bay bao gồm:
- Hệ thống thoát nước mặt.
- Hệ thống tiêu nước ngầm.
-
Các bề mặt thoát nước tự nhiên.
Một hay một nhóm ký hiệu sơn trên bề mặt của
khu bay nhằm mục đích thông báo thông tin hàng không.
Bề mặt đất có thảm cỏ có tác
dụng tăng sức chịu tải của đất, hạn chế xói mòn, giảm khả năng gây bụi, tạo
tương phản về màu sắc với xung quanh, có lợi cho nhận biết khu bay từ trên máy
bay nhìn xuống, tạo vẻ đẹp cho sân bay và điều hoà nhiệt độ trong mùa hè.
2.7. Hàng rào bay
Hàng rào sân bay là một công
trình xây dựng nhằm chống súc vật, phương tiện và người lạ đột nhập vào sân bay
gây nguy hiểm cho tàu bay. Hàng rào sân bay phải đảm bảo độ bền vững đáp ứng
được yêu cầu và quy chuẩn kỹ thuật về an ninh hàng không.