Báo cáo thực tập trắc địa - UTC2


Trắc địa trong trong xây dựng công trình giao thông là môn học mang tính thực tiễn
rất lớn . Vì vậy ngoài việc nắm vững lý thuyết cơ bản còn phải vận dụng lý thuyết cũng
như tiến hành công việc đo ngoài thực địa một cách thành thạo . Thực tập trắc địa được
thực hiện sau khi sinh viên đã học xong phần Trắc địa đại cương và Trắc địa công
trình. Đây là khâu rất quan trọng nhằm củng cố cho sinh viên những kiến thức đã học
trên lớp. Sau đợt thực tập ngoài việc sử dụng thành thạo dụng cụ đo, đo đạc các yếu tố
cơ bản , thực hiện hầu hết các công tác trắc địa trong xây dựng công trình giao thông ,
mặt khác sinh viên còn biết cách tổ chức một đội khảo sát để thực hiện và hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
[ads-post] Thực hiện kế hoạch của bộ môn trắc địa , lớp Thực tập trắc địa đã tiến hành đi thực
tập ngoài hiện trường từ ngày 25/04/2017 đến 3/05/2017.
Nhóm 1 đã được giao nhiệm vụ khảo sát , đo vẽ bình đồ khu vực xung quanh dãy
nhà D70 KTX ĐH GTVT tại TP HCM.

PHẦN I : ĐO VẼ BÌNH ĐỒ KHU VỰC

I. XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ
Lưới khống chế đo vẽ dùng làm cơ sở để đo vẽ các điểm chi tiết trong quá trình
thành lập bình đồ . Tùy theo địa hình khu vực và số điểm gốc có trong khu vực mà lưới
khống chế đo vẽ có dạng đường chuyền phù hợp , đường chuyền khép kín … Ở trong
phần thực tập này lựa chọn xây dựng lưới khống chế đo vẽ dưới dạng đường chuyền
khép kín để định vị được lưới , giả định tọa độ , độ cao một điểm , và phương vị một
cạnh.
1. Thành lập lưới đường chuyền kinh vĩ
a. Phạm vi đo vẽ : quanh dãy nhà D70 .
b. Chọn các đỉnh đường chuyền : Trước tiên phải khảo sát toàn bộ khu vực cần
phải vẽ bình đồ để sau đó lựa chọn được nơi đặt đỉnh đường chuyền cho thích
hợp thỏa mãn các yêu cầu chính sau :
- Đỉnh đường chuyền phải đặt ở nới bằng phẳng ,đất cứng.
- Chiều dài mỗi cạnh từ 40 đến 100m.
- Đỉnh đường chuyền phải nhìn thấy đỉnh trước và đỉnh sau.
- Tại đo phải nhìn được bao quát địa hình , đo được nhiều điểm chi tiết.
Sau khi đã lựa chọn vị trí đặt các đỉnh dường chuyền dùng sơn để đánh dấu vị trí các
đỉnh đường truyền như sau:
- Hình minh họa :
2. Đo đạc các yếu tố của đường chuyền
a. Đo góc
- Dụng cụ đo : Máy kinh vĩ , cọc tiêu.
- Phương pháp đo: Đo góc theo phương pháp đo đơn giản với máy kinh vĩ có độ
chính xác t = 30” (máy kinh vĩ điện tử). Sai số cho phép giữa hai nửa lần đo là
±2t.
Tiến hành: Đo tất cả các góc của đường chuyền, cụ thể tại góc (I II III IV) như
sau :
+ Tiến hành định tâm và cân máy kinh vĩ tại đỉnh I , dựng cọc tiêu tại đỉnh II và IV.
+ Vị trí thuận kính (TR) : Quay máy ngắm tiêu tại II, đọc giá trị bàn độ ngang
(hoặc reset máy , đưa giá trị trên bàn độ ngang về 00 o 00’00”) được giá trị trên
bàn độ ngang a 1 . sau đó quay máy thuận chiều kim đồng hồ ngắm tiêu tại IV đọc
giá trị trên bàn độ ngang (b 1 )  Góc đo ở một nửa lần đo thuận kính : β 1 =b 1 – a 1 .
+ Vị trí đảo kính (PH) : Đảo ống kính , quay máy 180 o ngắm lại cọc tiêu tại IV đọc
giá trị trên bàn độ ngang (b 2 ) , quay máy thuận chiều kim đồng hồ ngắm tiêu tại
II , đọc trị số trên bàn độ ngang (a 2 )  Góc đo ở nửa lần đo đảo kính: β 2 =b 2 – a 2 .
Chú ý : Khi ngắm tiêu thì ngắm vào chân tiêu để giảm bớt sai sô do tiêu bị nghiêng.
- Nếu Δβ=| β 1 - β 2 | ≤ 2t thì lấy giá trị trung bình làm kết quả đo.
- Nếu Δβ=| β 1 - β 2 | > 2t thì đo không đạt yêu cầu, phải đo lại.
+ Các góc còn lại đo tương tự.
Kết quả đo được ghi vào sổ đo góc bằng dưới đây :

DOWNLOAD

Tải phần mèm làm báo cáo thực tập