CÁC LOẠI CẦU VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1.Theo vật liệu
2.1.1.Cầu thép
Cầu thép là loại cầu có kết cấu nhịp bằng thép, dạng dầm hay dạng dàn. Cầu thép có ưu điểm là vượt được khẩu độ lớn với tải trọng nặng do vật liệu có cường độ cao, tĩnh tải nhẹ và dễ thi công. Cầu thép có nhược điểm là dễ bị gỉ, phải có chi phí bảo quản lớn và vật liệu thép đắt tiền.
Hệ thống cầu thép gồm các dạng sau : Dầm bản đặc, dầm lien hợp, giàn thép
2.1.2.Cầu BTCT
Cầu BTCT có kết cấu nhịp bằng bê tông cốt thép. Bê tông là loại vật liệu chịu nén tốt,c ốt thép đặt trong bê tông tham gia chịu phần lực kéo.
Kết cấu BTCT chịu lực tốt (đặc biệt là kết cấu BTCT dự ứng lực), bền theo thời gian và rẻ tiền. Cầu BTCT có nhược điểm là tĩnh tải nặng, với các dạng dầm giản đơn thì không thể vượt được khẩu độ lớn.
CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA CẦU
3.1.Kết cấu nhịp cầu
3.1.1.Hệ mặt cầu
3.1.1.1.Bản mặt cầu (2):
Bằng BTCT, có nhiệm vụ làm đường xe chạy và phân bố hoạt tải cho các dầm chủ
3.1.1.2.Lớp phủ(3) : bằng bê tông nhựa hạt mịn dày 3-5cm, có tác dụng ngăn nước thấm xuống bản mặt cầu và chịu mài mòn do ma sát của bánh xe
3.1.1.3.Lớp cách nước: nằm giữa bản mặt cầu và lớp phủ, ngăn nước thấm xuống bản mặt cầu và tăng bám dính của lớp phủ.Thường làm bằng nhựa đường lỏng dày 1-3mm.
3.1.1.4.Vỉa hè bộ hành(4): có thể cùng mức hoặc khác mức với mặt xe chạy, dành cho bộ hành đi lại. Khi cầu ở nơi thị tứ đông dân cư phải làm khác mức, cao hơn mặt xe chạy
30cm.
3.1.1.5.Lan can: chắn giữ người và xe lao ra ngoài cầu. Khi lề bộ hành cùng mức phải làm dạng con lươn BTCT để chắn xe.
3.1.2.Dầm chủ(1):bằng thép, bằng BTCT hay BTCT dự ứng lực. Mặt cắt ngang dạng chữ I, chữ Pi hay hình hộp. Làm nhiệm vụ chịu lực chủ yếu của nhịp cầu.
3.1.3.Dầm ngang(5):có tác dụng liên kết các dầm chủ và phân bố hoạt tải trên mặt cầu cho nhiều dầm chủ cùng tham gia chịu lực với mức độ khác nhau.Cấu tạo dạng dầm ngang hay dàn.
3.2. Gối cầu
3.2.1.Gốicao su: có dạng tấm cao su cốt bản thép và dạng gối chậu thép có lõi cao su. Dùng với cầu BTCT với độ dịch chuyển không lớn.
3.2.2.Gối thép bản: gồm hai bản thép phẳng, dùng cho nhịp nhỏ.
3.2.3.Gối thép tiếp tuyến: gồm hai bản thép, bản trên phẳng, bản dưới có mặt cong hình trụ, tạo góc xoay đầu dầm dễ dàng.
3.2.4.Gối thép con lắc: tạo sự dịch chuyển dọc của dầm bằng con lắc, thường dùng cho nhịp dầm thép liên tục.
STT | Tài liệu | Link xem và download |
1 | Dầm Cầu bê tông chữ I | DOWNLOAD |
2 | Dầm Cầu bê tông chữ T | DOWNLOAD |
3 | Dầm I phẳng | DOWNLOAD |
4 | Dầm Cầu giản đơn | DOWNLOAD |
5 | Dầm T phẳng | DOWNLOAD |
6 | Dầm Thép phẳng | DOWNLOAD |
7 | Cầu đúc hẫng | DOWNLOAD |
8 | Dàn Thép | DOWNLOAD |
9 | Cầu treo dây võng | DOWNLOAD |
10 | Các phần khác | DOWNLOAD |