Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường - Diễn đàn cầu đường

Tải về báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường - Diễn đàn cầu đường


CHƯƠNG II. TÌM HIỂU HỒ SƠ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY

2. 1. TÌM HIỂU CÔNG TÁC THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU CÁC HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT ĐÃ THỰC  HIỆN

Em đã được học hỏi các kỹ sư trong phòng về thiết kế các dự án đường đồng thời nghiên cứu được các hồ sơ thiết kế kỹ thuật mà phòng đã làm, cụ thể đó là:
-   Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn-Túy Loan Km0-Km80, phân đoạn km41-km45, Phần thiết kế kỹ thuật. Bao gồm các hồ sơ:
+ Hồ sơ xử lý nền đất yếu
+ Hồ sơ thiết kế đường: gồm 6 tập Tập 1 : Thuyết minh thiết kế kỹ thuật
Tập 2 : Bản vẽ bình đồ – Trắc dọc – thiết kế điển hình Tập 3 : Bản vẽ trắc ngang
Tập 4 : Bản vẽ công trình thoát nước

Tập 5 : Bản vẽ hệ thống an toàn giao thông Tập 6 : Bản vẽ thiết kế cầu
Km41+88,89
Km41+950,15
Km43+122,19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường

* Em đã nắm được các giai đoạn chuẩn bị cho thiết kế cơ sở  :
1. Theo nghị định 42 CP các công trình xây dựng được phân thành các nhóm sau:

- Công trình đặc biệt có vốn >10.000 tỷ VNĐ phải được Quốc Hội thông qua.

- Các dự án nhómA: Đối với các công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng
mức đầu tư 200 tỷ VNĐ phải được Chính Phủ hoặc Bộ kế hoạch Đầu tư thông qua.
- Các dự án nhóm B: Đối với các Công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư từ 25 đến 200 tỷ VNĐ phải được cấp bộ thông qua.
- Các dự án nhóm C: Là các dự án không thuộc diện trên, có thể thông qua cấp tỉnh.
2. Các giai đoạn đầu tư:
Tuỳ theo quy mô của Dự án mà mức độ phức tạp của Cônh trình có thể có  các giai đoạn đầu tư như sau:
- Đối với các công trình lớn thì tiến hành theo các bước: Dự án tiền khả thi - Khả thi - TKKT - Thiết kế bản vẽ thi công. Tuy nhiên với dự án đã được Quốc hội, Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì không phải lập dự án tiền khả thi.
- Đối với các công trình vừa : là các dự án thành phần (hay gọi là tiểu dự án thuộc dự án nhóm A) và đã được Chính Phủ thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi và cho phép chia nhỏ dự án, tuy nhiên phải trình duyệt và quản lý dự án theo quy định của dự án nhóm A thì tiến hành theo các bước: Lập Dự án khả thi - TKKT - Thiết kế Bản vẽ Thi công.
- Với các công trình nhỏ: Có mức vốn dưới 1tỷ đồng chỉ lập Báo cáo đầu tư và Thiết kế kỹ thuật – Thi công.
Thông thường một Dự án gồm có 3 giai đoạn đầu tư:
- Giai đoạn nghiên cứu khả thi: Là bước tiến hành nghiên cứu xác định

tổng quát, sơ bộ về chủ trương đầu tư các công trình Đường bộ, Đường sắt,  Dường
sông.. . , quy mô của Công trình, hướng phát triển, kết hợp Kinh tế - Quốc phòng, phương án hợp tác, đưa ra một số phương án và thời gian xây dựng, dự kiến kinh phí của từng phương án để từ đó có quyết định phê duyệt phương án tối ưu nhất.
- Giai đoạn Thiết kế kỹ thuật: Dựa vào báo cáo NCKT đã được phê duyệt, phác thảo những ý đồ thiết kế và đưa ra các giải pháp thiết kế đáp ứng được yêu cầu của Báo Cáo NCKT, tiến hành TKKT lập các bản vẽ Thiết kế và lập Hồ Sơ Tổng Dự Toán phù hợp với từng bước thiết kế.
- Thiết kế Bản vẽ Thi công: Giải quyết một cách cụ thể giả pháp thiết kế ở bước TKKT, lập bản vẽ và bảng thống kê chi tiết, trình bày các giải pháp thi công một cách cụ thể.
Các giai đoạn chuẩn bị cho thiết kế cơ sở :
* Giai đoạn chuẩn bị :
Sau khi nhận được hồ sơ khảo sát, Chủ nhiệm dự án(CNDA) sẽ đưa ra phòng thiết kế các văn bản gồm :
- Chủ trương thiết kế:
+ Phạm vi giải phóng mặt bằng
+ Đề xuất các ý kiến do Tư vấn thiết kế đề xuất, có xét đến tính khả thi của dự án và tương ứng với nguồn vốn được giao.
- Mẫu bình đồ thiết kế ( có mẫu sẵn ) và đưa ra các yêu cầu nhấtđịnh.
- Các trắc ngang đại diện (mặt cắt ngang đại diện cho từng đoạn), nhất là đối với các đoạn đường trong đô thị.
- Đưa ra các yêu cầu về kết cấu áo đường cho từng đoạn nhất định (bao nhiêu lớp, bề dày mỗi lớp).
- Đưa cả khung tên mẫu giành cho tất cả các bản vẽ trong dự án. Có thể có nhiều khung bản vẽ cho từng nội dung:
+ Khung tên dùng cho bản vẽ cuối của mình đồ, trắc dọc, trắc ngang từng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường

Km, nút giao, tường chắn.
+ Khung tên các bản vẽ còn lại.
- Đưa ra Bảng thống kê kết quả tính toán địa chất, thuỷ văn dọc tuyến => Đưa ra kích thước cống tại các lý trình cần cống => đó là các điểm khống chế để chạy đường đỏ.
- Phần quan trọng nhất là đưa ra chủ trương thiết kế, cho từng đoạn, gồm các yếu tố:
Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu :
+ Cấp đường, vận tốc thiết kế ( lấy theo TCVN 4054-05 )
+ Mặt cắt ngang đường : Bề rộng nền đường, dốc ngang mặt đường, lề gia cố, dốc ngang lề đất, dốc ngang mái Taluy
+ Bình đồ tuyến (TCVN 4054-05) Bán kính cong nằm tối thiểu
Bán kính cong nằm thông thường
Độ dốc siêu cao tối đa
Bán kính cong tối thiểu không lấy siêu cao
+ Mặt cắt dọc: Dốc dọc max, R cong đứng
+ Tầm nhìn tối thiểu
+ Tần suất thiết kế
+ Đưa ra quy trình tiêu chuẩn dùng để thiết kế hệ thống thoát nước : Quy trình thiết kế cống tròn QT 533-01-01, 533-01-02.
Quy trình thiết kế cống hộp : 86 – 04X.
Em đã nắm được quy trình bắt đầu thiết kế thi kỹ thuật cho 1 công trình mới.
Chủ nhiệm thiết kế sẽ đưa ra chủ trương thiết kế bao gồm các nội dung :
Dự án : Dự án xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn –Túy Loan bắt đầu tại phía nam cầu Tuần,tuyến tránh thành phố Huế và kết thúc tại Túy Loan (Đầu đường cao tốc Đà Nẵng) Km0-Km80, Phân đoạn Km41-Km45.
-Phạm vi nghiên cứu của phân đoạn Km41-Km45:
+Điểm đầu: Km41+00 thuộc thôn Tà Lang, Xã Hòa Bắc, Huyện Hòa Vang.
+Điểm cuối: Km45+00 thuộc thôn Tà Lang, Xã Hòa Bắc, Huyện Hòa Vang.

Chủ trương thiết kế

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường

Bước : Thiết kế kỹ thuật - phần tuyến
1. Qui mô, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
Tuyến chính

TT Tiêu chuẩn Giá trị Ghi chú
1 Cấp đường trục chính TCVN5729- 2012
2 Vận tốc thiết kế (km/h) 60 TCVN5729- 2012
3 Mặt cắt ngang
- Bề rộng nền đường (m) 12.0
+ Mặt đường (m) 2x3.5=7
+ bề rộng lề gia cố (m) 2x2=4
+ bề rộng lề đất (m) 2x0.5=1
+ Giải phân cách giữa (m)         -
+ Hè đường (m) -
- Độ dốc ngang mặt đường (%) 2
- Độ dốc ngang lề đường (%) 6
- Độ dốc ngang rãnh tam giác (%) -
- Độ dốc mái taluy
+ Đào 1:1.5
+ Đắp 1:2.0
- Độ dốc mái taluy đắp bao phía trong (GPCgiữa) -
4 Bình đồ tuyến TCVN5729- 2012
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu (m) 140
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường (m) 250
- Độ dốc siêu cao tối đa (%) 8
- Bán kính đường cong tối thiểu không làm siêu cao (m) 1500
- Đường cong chuyển tiếp Clothoid
5 Mặt cắt dọc TCVN5729- 2012
- Độ dốc dọc tối đa (%) 6
- Chiều dài dốc dọc tối thiểu (m) 150
- Bán kính đường cong đứng tối thiểu
+ Lồi (m) 1500
+ Lõm (m) 1000
+ Chiều dài tối thiểu đường cong đứng (m) 50
+ Hiệu đổi dốc cần bố trí cong đứng (%) -
6 Tần suất thiết kế p (%) 1
Tiêu chuẩn thiết kế cống:
- Tải trọng thiết kế HL93.
- Cống tròn áp dụng định hình 533-01-01,533-01-02.
- Cống hộp ≥ 2m áp dụng diển hình cống hộp đã thi công trên Quốc lộ 10.
- Cống hộp <2m áp dụng định hình 86-04X.
- Tường chắn áp dụng định hình 86-06X.
Tiêu chuẩn thiết kế áo đường:
- Thiết kế theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 211-06 “Quy trình thiết kế áo đường mềm” với mô đun đàn hồi yêu cầu EYC  >=155MPa.
2. Nội dung bản vẽ
a. Nội dung bản vẽ
- Bình đồ: tất cả các loại bình đồ phải có khóa giáplai.
+ Bình đồ tuyến: thể hiện đầy đủ tim đường, giải phân cách, vỉa hè và đường chân taluy thiết kế, các vị trí cống…
+ Bình đồ xử lý đất yếu: thể hiện đầy đủ tim đường, các đường ranh giới xử lý, vị trí cắm bấc và khối lượng bấc thấm, lưu ý các đoạn xử lý khác nhau có chiều sâu cắm bấc khác nhau (xem trong mặt cắt ngang điển hình).
+ Bình đồ tổ chức giao thông và hệ thống kỹ thuật: thể hiện đầy đủ tim đường, giải phân cách, vỉa hè, vị trí và số hiệu các vạch sơn, vị trí và số hiệu biển báo, vị trí hào kỹ thuật và các ga thăm hào kỹ thuật…
+ Bình đồ thiết kế thoát nước: thể hiện đầy đủ tim đường, giải phân cách, vỉa hè, tim cống dọc, các vị trí ga thu các vị trí cống ngang, các vị trí cống thoát nước trong siêu cao và các vị trí cống thoát nước giải phân cách giữa…
-  Trắc dọc:
+ Trắc dọc tuyến: thể hiện cao dộ thiên nhiên, cao độ thiết kế tại tim tuyến, các vị trí cống, kết cấu áo đường…
+ Trắc dọc thoát nước: bao gồm trắc dọc cống dọc nằm dưới hè và trắc dọc rãnh thu nước trên giải phân cách giữa. Trên đó thể hiện cao độ đáy cống, cao độ vỉa hè tại tim cống, các vị trí ga thu và cao độ đáy ga thu (đối với cống dọc), thể hiện cao độ đáy rãnh, cao độ đỉnh rãnh vị trí và cao độ đáy ga thu (đối với rãnh thu nước trên giải phân cách giữa).
- Trắc ngang: Do có nhiều hạng mục không tính toán được bằng máy nên cần phải tính toán bằng thủ công để thể hiện đầy đủ, chính xác các loại khối lượng (xem trắc ngang điển hình).
- Cống thoát nước ngang đường:
+ Đối với cống tròn: yêu cầu vẽ đầy đủ mặt cắt dọc, mặt bằng và mặt cắt ngang, lập bảng khối lượng và thuyết minh cho từng cống.
+ Đối với cống hộp: ngoài các yêu cầu như đối với cống tròn cần có thêm bản vẽ bố trí cốt thép và bản vẽ bình đồ cống (bản vẽ bình đồ chỉ yêu cầu đối với cống có khẩu độ ≥ 2m).
+ Cống hộp kỹ thuật ngang đường: yêu cầu tương tự như đối với cống hộp.
- Nút giao: không có.
b. Tỷ lệ bản vẽ
                                   -Trắc dọc: tỷ lệ 1/2000, 1/2000 (áp dụng cho tuyến chính).
- Trắc ngang: tỷ lệ 1/200 (áp dụng cho tuyến chính).
- Cống: tỷ lệ 1/100 (áp dụng cho tất cả các loại cống).
- Tường chắn: 1/200.
- Lưu ý:
+ Tất cả các bản vẽ in trên khổ giấy A3.
+ Các bản vẽ bình đồ, trắc dọc, trắc ngang sắp xếp theo từng Km (cuối mỗi Km là khung tên ký, xem mẫu khung tên). Bình đồ và trắc dọc phải cắt tương ứng với nhau.
3. Tổ chức hồ sơ
- Tập 1 – 1: Thuyết minh tổng hợp(A4)
- Tập 1 – 2: Thuyết minh tính toán thủy văn
- Tập 1 – 3: Thuyết minh vật liệu xây dựng
- Tập 1 – 4: Thuyết minh tổ chức thi công
- Tập 1 – 5: Dự toán
- Tập 2 – 1: các bản vẽ bình đồ, trắc dọc, trắc ngang tuyến chính (A3)
- Tập 2 – 2: các bản vẽ công trình cống ( tuyến chính và cống KT ngang đường) (A3)
- Tập 2 - 3: Các bản vẽ bình đồ thiết kế an toàn giao thông, bình đồ, trắc dọc thiết kế thoát nước dọc, tường chắn.
- Tập 2 – 4: các bản vẽ điển hình (A3).
- Tập 3 – 1: Cầu BTCT
                                   - Tập 3 – 2: Cầu BTCT
- Tập 3 – 3: Cầu BTCT
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì cần trao đổi trực tiếp với CNTK.
Sau khi chủ nhiệm thiết kế đưa ra chủ trương thiết kế. Các kỹ sư trong phòng sẽ căn cứ vào đó để tiến hành thiết kế các yếu tố kỹ thuật của toàn tuyến.
Nhận xét bản thân :
Chủ trương thiết kế được lập rất đầy đủ, chi tiết theo đúng quy hoạch tổng thể của dự án theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của bộ giao thông vận tải.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường

CHƯƠNG III
NHẬT KÝ THỰC TẬP – NỘI DUNG CÔNG VIỆC TIẾP CẬN
3. 1. NHẬT KÝ THỰC TẬP
Sau 5 tuần thực tập tại công ty em đã được tiếp cận với công việc thực tế tại phòng thiết kế của công ty và học hỏi được các kinh nghiệm của các kỹ sư lành nghề. Em xin tổng kết lại quá trình thực tập của em tại phòng thiết kế gồm các nội dung sau:
- Từ 8/8/2016 – 15/9/2016 : Sau khi nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của thầy giáo: Nguyễn Quang Phúc và nhận giấy giới thiệu của trường, chúng em đã đến ngay Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 cụ thể là phòng thiết kế Đường 1 – Xí nghiệp thiết kế đường 2 nằm tại trụ sở 2 của công ty – 28 Vĩnh Hồ - Đống Đa – Hà Nội. Chúng em đã đến Xí nghiệp gặp giám đốc phụ trách kỹ thuật của xí nghiệp là kỹ sư Vũ Minh Khai để nhận phân công công tác. Được sự hướng dẫn tận tình của trưởng phòng thiết kế đường 1 – kỹ sư Cao Tiến Quý và chủ nhiệm dự án – Hoàng Kim Quang, chúng em đã được tìm hiểu về cơ
cấu tổ  chức  của  xí nghiệp, nhiệm vụ  của từng  bộ  phận  đồng thời được  tìm hiểu
nhiệm vụ, chức năng của xí nghiệp, các trang thiết bị máy móc của xí nghiệp. Em
đã được tiếp cận với các phần mềm thiết kế chủ yếu mà xí nghiệp sử dụng.
- Từ 8/8/2016 – 15/9/2016 : Em đã được tiếp xúc và nghiên cứu các hồ sơ dự án cũ mà phòng Thiết kế Đường 1 đã thực hiện từ năm 2004 đến nay và đã  cơ bản nắm được những nội dung chủ yếu của 1 hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Công tác chuẩn bị cho 1 dự án mới..
3. 2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
1. Thiết kế cống
1. Em đã được xem các anh chị trực tiếp vẽ bản vẽ cấu tạo cống, mặt bằng, mặt cắt của một số bản vẽ cống tròn đơn, cống tròn đôi, cống bản, cống hộp. Em đã nắm được phương pháp tính khối lượng cho công trình cống, từ đó dã giúp em nắm được cấu tạo của một số loại cống thông dụng hiện nay được chế tạo theo định hình 533-01-01,533-01-02 của viện thiết kế công trình giao thông, bộ giao thông vận tải.
* Các bản vẽ cấu tạo cống:
1. Cấu tạo cống bản
+ Chi tiết tấm bản
- Mặt bằng, mặt cắt dọc, mặt cắt
+ Vẽ tách cốt thép, thuyết minh
- Bảng tách khối lượng vật liệu tấm bản
+ Cống thoát nước BTCT
- Hình cắt dọc đầu cống, mặt bằng đầu cống, chi tiết chân mái dốc, cửa cống
- Cắt dọc cống
- Mặt bằng
- Cửa hạ
- Móng cống
- Bảng khối lượng vật liệu
- Thuyết minh
* Cấu tạo cống tròn:
- Phần hạ lưu:
+ Phần gia cố hạ lưu gồm 1 hay nhiều bậc
+ Phần chân khay đá hộc xếp khan.
+ Phần tường cánh đá hộc xây vữa 100#
+ Phần tường đầu đá hộc xây vữa 100# trên 10 cm đá dăm đệm
+ Sân cống phía hạ lưu đổ BTXM 150# dày 20cm, có bố trí gờ tiêu năng, dưới 10 cm đá dăm đầm chặt
        + Móng cống thiết kế dựa theo điển hình tk 83-04X
- Phần thân cống:
+ Cống tròn BTCT gồm nhiều đốt liên kết lại với nhau, giữa các đốt là khe nối phòng nước. Phía trên được phủ lớp phòng nước.
+ Móng thân cống làm bằng đá hộc xây vữa 150# hoặc bằng các tấm bản BTCT, có chêm các khe phòng lún nằm trên 10 cm đá dăm đệm.
- Phần thượng lưu:
+ Gồm phần sân cống ốp khan gia cố thượng lưu
+ Hố thu nước gồm tường dọc trong và tường dọc ngoài.
* Cấu tạo cống hộp
- Được cấu tạo phức tạp hơn:
+ Phần tường cánh sân cống và thân cống hộp làm bằng BTCT 250#
+ Cốt thép CT5 có d ≥ 10mm.
Sau khi mà em chỉnh sửa bản vẽ cống hoàn thiên xong thi em bắt đầu tiến hành bóc khối lượng cống như tính khối lượng đào đắp đất, khối lượng vữa xây … từ file excel do các anh chi tại phòng lập trước.
2. Em đã được tiếp xúc với các công tác chính trong thiết kế công trình thoát nước, từ việc thu thập số liệu thuỷ văn đến xác định lý trình đặt cống địa hình, cách đặt lý trình cống lên trắc dọc từ đó bóc tách lấy trắc ngang để đưa trắc ngang vào Nova tiến hành thiết kế cống.
2. Xử lý trắc dọc - trắc ngang thiết kế
a. Trắc dọc
Em đã được tiếp cận với công tác thiết kế trắc dọc
* Các số liệu dùng để thiết kế trắc dọc :
- Để Tk trắc dọc TN cần cao độ của các cọc trên BĐ
- Để Tk Trắc dọc KT cần:
1. Xđịnh các điểm khống chế
2. Các yêu cầu kỹ thuật.
3. Xác định phương pháp đi đường đỏ để đảm bảo sự hoà hợp với địa hình.
* Các điểm khống chế:
* Nguyên tắc khi thiết kế trắc dọc

1. Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật:
2. Đảm bảo các điểm khống chế
3. Phối hợp hài hoà các với tuyến và với địa hình
4. Đảm bảo thoát nước tốt
5. Hạn chế đào sâu đắp cao để đảm bảo ổn định nền đường => tránh phải làm các công trình chống đỡ
6. Thuận lợi cho thi công và khai thác. (không nên đổi dốc lắt nhắt)
* Các điểm khống chế trên trắc dọc
- Điểm khống chế bắt buộc:Báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường
Đó là các điểm đường đỏ buộc phải đi qua như các điểm có liên quan đến độ cao theo quy hoạch điểm giao cắt cùng mức với đường sắt hay đường giao thông khác ở cấp cao hơn
- Điểm khống chế giới hạn:
Cao độ mép nền đường ở các đoạn đường dẫn vào cầu nhỏ và cống. Cao độ nền đường đắp bãi sông
Cao độ nền đắp trên cống, phải đảm bảo sao cho cao độ mặt đường phải cao hơn đỉnh cống 0, 5m ( đối với cống tròn)
Cao độ của nền đường so với mực nước ngầm tính toán.
Sau khi các anh chi tại phòng thiết kế xong trắc dọc tuyến đường hoàn chỉnh thì em được các anh chi trong phòng giao cho nhiệm vụ dồn trắc dọc vào khung để chuẩn bị in ấn. Do sử dụng phần mềm Nova rất hay bị lỗi nên khi thiết kế trắc dọc các anh, chị thường thiết kế từng km một và khi thiết kế xong thi các anh chị dồn khung trắc dọc. Trong một km thường em dồn được 2- 3 khung giấy A4.
Qua đó em thấy rằng công việc thiết kế trắc dọc là rất quan trọng nhất là khi vạch đường đỏ.Nó quyết định đến khôí lượng đào đắp rất nhiều. Do đó người thiết kế trắc dọc cần phải có kiến thức và kinh nghiêm. Qua công việc được giao em đã học một số kiến thức về tkiết kế trắc dọc và cách vạch đường đỏ. Qua đó em đã
được củng cố nhiều kiến thức mà em được học ở trường. Công việc của em đang
em sẽ giúp rất nhiều cho đồ án tốt nghiệp sau này.
b. Trắc ngang
Em được giao công tác xử lý trắc ngang thiết kế sau thẩm định, bao gồm các công tác nắn chỉnh Taluy, mái dốc, gia cố Taluy có độ dốc và chiều sâu lớn bằng phần mềm Nova.
* Thiết kế mái Taluy
Thiết kế mái taluy nền đắp: tuỳ theo độ cao của mái đắp và loại vật liệu
đăp, độ dốc mái đắp được quy định trong bảng 25 TCVN 4054-2005
Thiết kế mái taluy nền đào: Căn cứ vào điều kiện cấu tạo địa chất và độ  cao mái đường có thể chọn độ dốc mái taluy nền đào trong bảng 24 TCVN 4054- 2005
* Thiết kế gia cố
Khi nền tư nhiên có dốc ngang dưới 20% -> đào bỏ lớp đất hữu cơ Khi nền có độ dốc ngang từ 20% - 50% -> đánh cấp
Khi độ dốc ngang  >50% ->  TK ctrình  chống  đỡ (tường  chân, tường  chắn,
đắp đá, cầu cạn.. . )
Tại phòng thiết kế của công ty, các anh chị trong phòng giao cho em công việc dồn trắc ngang thiết kế vào khung để in.
Các khung in theo mẫu tiêu chuẩn của công ty. Các bản in trắc ngang thiết kế được in vào khung giấy A4.
- Nếu các trắc ngang nào vừa khung A4 thì có thể cho 4 trắc ngang vào, nếu không thì cho 2 trắc ngang.
- Các trắc ngang thiết kế đã được các anh chị tại phòng thiết kế thực hiện, em chỉ cần xem lại từng trắc ngang và sửa Taluy, rãnh xây, khai báo vét bùn, đánh cấp và áp khuôn áo đường.
Tại những trắc ngang có nền đào quá cao ≥ 12m thì em phải dật cấp. Rộng

dật cấp từ 1-3 m và dốc dật cấp là 2%.
- Trong các trắc ngang em làm thì sử dụng Taluy 1:1, 5 : 1:1 ; 1: 0, 75 ; 1: 0, 5 và tuỳ theo địa hình cụ thể từng trắc ngang mà sử dụng độ dốc cho hợp lý.
- Tại các trắc ngang có Taluy đắp có độ dốc 1 : 0, 75 thì phải xếp đá còn 1:0, 5 thì phải xây đá.
- Để thoát nước cho mặt đường thì sử dụng rãnh biên hình thang, hình tam
giác.
- Khi kết cấu áo đường, nền đường qua lớp địa chất là đá thì dùng rãnh biên
hình tam giác để tiện cho thi công.
- Khi lớp địa chất là đất thì rãnh biên là rãnh hình thang. Mặt khác khi độ
dốc dọc mặt đường ≥ 6% thì phải đắp đá, xây đá ở đáy rãnh.
- Khi đường đi qua vùng đất yếu thì ta phải vét bùn và đánh cấp khi độ dốc  tự nhiên từ 20-50%.
Sau khi đã chỉnh sửa xong thì em bắt đầu điền thiết kế trắc ngang như cao độ thiết kế trắc ngang như cao độ thiết kế, độ dốc Taluy, độ dốc rãnh và dồn vào  khung in.

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập tốt nghiệp từ 8/8/2016-15/9/2016 tại công ty, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị kỹ sư trong xí nghiệp em đã có điều kiện tiếp xúc một số công tác thiết kế kỹ thuật, qua đó giúp em hiểu kỹ hơn các nội dung học tập lý thuyết chuyên ngành trên lớp. Đồng thời giúp em tập làm quen với công việc của một cán bộ kỹ thuật trên cương vị cán bộ chuyên ngành và công việc đó sẽ giúp ích cho em rất nhiều sau này. Em đã cố gắng để hoàn thành các công việc anh, chị tại phòng giao cho và tích luỹ thêm những kiến thức cho bản thân mình.
Em Xin chân thành cảm ơn Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận   tải (TEDI), Ban lãnh đạo Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 (TECCO2), giám đốc kỹ thuật Vũ Minh Khai và các anh chị tại phòng đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành các nội dung của đợt thực tập tốt nghiệp tại Cơ quan.Báo cáo thực tập tốt nghiệp cầu đường
Đặc biệt, Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Nguyễn Quang Phúc là giáo viên hướng dấn chính của đợt thực tập tốt nghiệp và các thầy giáo, cô giáo bộ môn đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cũng như trong quá trình thực tập.


Bình luận

0 Nhận xét