Tài liệu học kỳ 2( Năm 4) - Lớp Cầu đường ô tô sân bay

1) Phân loại dự án xây dựng? Trách nhiệm quản lý của các cơ quan đối với từng loại dự án?

a) Theo quy mô và tính chất:
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dựán còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụlục 1 .
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sửdụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sửdụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sửdụng vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sửdụng vốn khác bao gồm cả vốn tưn hân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
Trách nhiệm quản lý của các cơ quan đối với từng loại dự án
 Quản lý dự án xây dựng
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định (theo phân cấp) quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
b) Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dựán sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ%lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
Chủ đầu tư xây dựng công trình
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dựán đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư.
- Các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Đối với các dựán sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.

2) Phân biệt dự án thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước?

Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
1) Thiết kế một bước: là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng.
2) Thiết kế hai bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a và c của khoản này;
3) Thiết kế ba bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối  với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.

3) Ý nghĩa của việc Lập dự án đầu tư xây dựng công trình?

Tuỳ theo quy mô, tầm quan trọng của tuyến đường và tổng mức đầu tư mà có các bước lập dự án như sau:
1) Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư
Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
2) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu  tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình
Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở theo các quy định hiện hành .
3) Báo cáo kinh tế- kỹthuật xây dựng công trình
Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
- Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷđồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừtrường hợp người quyết định đầu tưthấy cần thiết và yêu cầu phải lập dựán đầu tưxây dựng công trình."
- Các dựán hạtầng xã hội có tổng mức đầu tưdưới 7 tỷđồng sửdụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủtrương đầu tưhoặc đã được bốtrí trong kếhoạch đầu tưhàng năm.

Nội dung báo cáo kinh tế- kỹthuật của công trình xây dựng bao gồm sựcần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quảcông trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽthiết kếthi công và dự toán công trình.
  1. Khảo sát đường ô tô và sân bay-2-18-CDSB 1
  2. Khai thác và bảo dưỡng đường ô tô- sân bay-2-18-CDSB 1



Bình luận

0 Nhận xét