Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để đảm bảo cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di
chuyển, bao gồm:
a) Sân bay đang sử dụng;
b) Sân bay dự kiến xây dựng trong quy hoạch, được xác định trong hệ thống sân bay toàn quốc;
c) Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh;
d) Đường sân bay là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng), được xác định có thể
dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết;
đ) Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác định dùng cho thủy
phi cơ cất, hạ cánh.
4. Theo Mục đích sử dụng, sân bay được phân thành các loại sau:
a) Sân bay dân dụng là sân bay phục vụ cho Mục đích dân dụng;
b) Sân bay quân sự là sân bay phục vụ cho Mục đích quân sự;
c) Sân bay dùng chung là sân bay phục vụ cho Mục đích quân sự và dân dụng;
d) Sân bay chuyên dùng là sân bay chỉ phục vụ Mục đích khai thác hàng không chung hoặc Mục đích
vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
5. Trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời là khu vực được xác định nhằm Mục đích quản lý, phát hiện,
giám sát hoạt động bay và bảo vệ vùng trời.
6. Đường cất, hạ cánh là một khu vực được quy định trong sân bay hoặc trong dải cất, hạ cánh mặt
nước dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.
7. Ngưỡng đường cất, hạ cánh là nơi bắt đầu của phần đường cất, hạ cánh dùng cho tàu bay hạ
cánh.
8. Đèn cảnh báo nguy hiểm là đèn dùng để cảnh báo mối nguy hiểm đối với tàu bay khi hoạt động
hàng không.
9. Bảo hiểm đầu đường cất, hạ cánh là khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ
mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.
10. Bảo hiểm sườn là phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm
nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất, hạ cánh.
11. Mức cao sân bay là mức cao của Điểm cao nhất trên đường cất, hạ cánh so với mực nước biển
trung bình.
12. Điểm quy chiếu sân bay, bãi cất, hạ cánh trên mặt đất, công trình nhân tạo, dải cất, hạ cánh trên
mặt nước là Điểm đánh dấu vị trí địa lý của sân bay, bãi cất, hạ cánh, dải cất, hạ cánh trên mặt nước
bằng hệ tọa độ VN-2000 hoặc WGS-84.
13. Vùng trời sân bay là khu vực trên không có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc Điểm
của từng sân bay; phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay.
14. Vùng phụ cận khuyết tĩnh không sườn của sân bay là khu vực có địa hình, địa vật phức tạp hoặc
ảnh hưởng bởi khu vực cấm bay, hạn chế bay không thể thiết lập phương thức bay vòng lượn hoặc
hạ, cất cánh.
15. Vật dễ gãy là một vật có khối lượng nhỏ được thiết kế dễ gãy, dễ uốn, dễ biến hình nhằm giảm
thiểu nguy hiểm cho tàu bay khi có va chạm.
16. Núp bóng là việc nghiên cứu địa hình, địa vật, công trình nhân tạo có sẵn để tính toán chiều cao
thích hợp của các công trình nhân tạo mới. Các trường hợp áp dụng núp bóng phải đảm bảo an toàn
cho hoạt động bay, độ cao công trình mới phải nằm dưới bề mặt giới hạn có độ dốc xuống 10% tính
từ đỉnh của vật thể có sẵn.
17. Bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn
cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp
độ cao, hạ cánh; bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các
đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
18. Dải bay trên mặt đất, mặt nước là khu vực có dạng hình chữ nhật với kích thước được quy định
tại Phụ lục I và Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định này.
19. Cảnh báo chướng ngại vật hàng không là việc sơn, kẻ dấu hiệu và lắp đèn cảnh báo nguy hiểm
hoặc đặt dấu hiệu, cắm cờ trên chướng ngại vật để phi công, tổ bay trong khi bay có thể nhìn thấy
cảnh báo từ cự ly an toàn ở mọi hướng.
20. Tĩnh không sân bay là phạm vi không gian xung quanh sân bay mà trên nó không được có
chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn cất, hạ cánh của tàu bay. Tĩnh không sân bay có các bề mặt
giới hạn chướng ngại vật phù hợp với cấp sân bay.
21. Tĩnh không các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không là
phạm vi không gian (bề mặt giới hạn chướng ngại vật) được xác định phù hợp với vị trí đặt và tính
năng các trang thiết bị, nhằm bảo đảm không có chướng ngại vật gây mất an toàn và ảnh hưởng đến
việc bắn, phóng, thu, phát sóng vô tuyến của các trận địa quản lý vùng trời và các đài, trạm vô tuyến
điện hàng không.
22. Khu vực bay đặc biệt là vùng trời trên các khu trung tâm hành chính quốc gia của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được thiết lập hành lang bay phục vụ diễu, duyệt binh.
chuyển, bao gồm:
a) Sân bay đang sử dụng;
b) Sân bay dự kiến xây dựng trong quy hoạch, được xác định trong hệ thống sân bay toàn quốc;
c) Bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho trực thăng cất hạ cánh;
d) Đường sân bay là đoạn đường giao thông lưỡng dụng (đường lưỡng dụng), được xác định có thể
dùng cho tàu bay cất, hạ cánh khi cần thiết;
đ) Dải cất hạ cánh mặt nước là khu vực mặt nước trên biển, sông, hồ được xác định dùng cho thủy
phi cơ cất, hạ cánh.
4. Theo Mục đích sử dụng, sân bay được phân thành các loại sau:
a) Sân bay dân dụng là sân bay phục vụ cho Mục đích dân dụng;
b) Sân bay quân sự là sân bay phục vụ cho Mục đích quân sự;
c) Sân bay dùng chung là sân bay phục vụ cho Mục đích quân sự và dân dụng;
d) Sân bay chuyên dùng là sân bay chỉ phục vụ Mục đích khai thác hàng không chung hoặc Mục đích
vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
5. Trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời là khu vực được xác định nhằm Mục đích quản lý, phát hiện,
giám sát hoạt động bay và bảo vệ vùng trời.
6. Đường cất, hạ cánh là một khu vực được quy định trong sân bay hoặc trong dải cất, hạ cánh mặt
nước dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.
7. Ngưỡng đường cất, hạ cánh là nơi bắt đầu của phần đường cất, hạ cánh dùng cho tàu bay hạ
cánh.
8. Đèn cảnh báo nguy hiểm là đèn dùng để cảnh báo mối nguy hiểm đối với tàu bay khi hoạt động
hàng không.
9. Bảo hiểm đầu đường cất, hạ cánh là khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ
mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh.
10. Bảo hiểm sườn là phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm
nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất, hạ cánh.
11. Mức cao sân bay là mức cao của Điểm cao nhất trên đường cất, hạ cánh so với mực nước biển
trung bình.
12. Điểm quy chiếu sân bay, bãi cất, hạ cánh trên mặt đất, công trình nhân tạo, dải cất, hạ cánh trên
mặt nước là Điểm đánh dấu vị trí địa lý của sân bay, bãi cất, hạ cánh, dải cất, hạ cánh trên mặt nước
bằng hệ tọa độ VN-2000 hoặc WGS-84.
13. Vùng trời sân bay là khu vực trên không có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc Điểm
của từng sân bay; phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay.
14. Vùng phụ cận khuyết tĩnh không sườn của sân bay là khu vực có địa hình, địa vật phức tạp hoặc
ảnh hưởng bởi khu vực cấm bay, hạn chế bay không thể thiết lập phương thức bay vòng lượn hoặc
hạ, cất cánh.
15. Vật dễ gãy là một vật có khối lượng nhỏ được thiết kế dễ gãy, dễ uốn, dễ biến hình nhằm giảm
thiểu nguy hiểm cho tàu bay khi có va chạm.
16. Núp bóng là việc nghiên cứu địa hình, địa vật, công trình nhân tạo có sẵn để tính toán chiều cao
thích hợp của các công trình nhân tạo mới. Các trường hợp áp dụng núp bóng phải đảm bảo an toàn
cho hoạt động bay, độ cao công trình mới phải nằm dưới bề mặt giới hạn có độ dốc xuống 10% tính
từ đỉnh của vật thể có sẵn.
17. Bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn
cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp
độ cao, hạ cánh; bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các
đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
18. Dải bay trên mặt đất, mặt nước là khu vực có dạng hình chữ nhật với kích thước được quy định
tại Phụ lục I và Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định này.
19. Cảnh báo chướng ngại vật hàng không là việc sơn, kẻ dấu hiệu và lắp đèn cảnh báo nguy hiểm
hoặc đặt dấu hiệu, cắm cờ trên chướng ngại vật để phi công, tổ bay trong khi bay có thể nhìn thấy
cảnh báo từ cự ly an toàn ở mọi hướng.
20. Tĩnh không sân bay là phạm vi không gian xung quanh sân bay mà trên nó không được có
chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn cất, hạ cánh của tàu bay. Tĩnh không sân bay có các bề mặt
giới hạn chướng ngại vật phù hợp với cấp sân bay.
21. Tĩnh không các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không là
phạm vi không gian (bề mặt giới hạn chướng ngại vật) được xác định phù hợp với vị trí đặt và tính
năng các trang thiết bị, nhằm bảo đảm không có chướng ngại vật gây mất an toàn và ảnh hưởng đến
việc bắn, phóng, thu, phát sóng vô tuyến của các trận địa quản lý vùng trời và các đài, trạm vô tuyến
điện hàng không.
22. Khu vực bay đặc biệt là vùng trời trên các khu trung tâm hành chính quốc gia của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được thiết lập hành lang bay phục vụ diễu, duyệt binh.
0 Nhận xét