Đồ án thi công cầu ( Đầy đủ các loại cầu) - Utc2 Tài Liệu

Chương 1 :                 GIỚI THIỆU CHUNG
1. TÓM TẮT SỐ LIỆU :
1.1  Nhiệm vị đồ án :
- Thiết kế thi công mố và kết cấu nhịp .
1.2  Số liệu ban đầu cho trước:
- Loại cầu : cầu BTCT UST 
- Tiết diện ngang : Chữ I
- Chiều dài nhịp : 27,1 m
- Các lớp địa chất :
+ Sét chảy – dẻo chảy, Xám đen lẫn ít hữu cơ
+ Sét dẻo mềm, dẻo cứng, xám xanh xen kẹp lớp cát mỏng
           + Sét nửa cứng, cứng, vàng nhạt, xám trắng, nâu đỏ
           + Thấu kính cát pha, sét vàng nhạt, xám trắng, xanh, cát hạt mịn vừa, bão hòa 
               nước, mật độ kém chặt
           + Cát pha bụi sét , hạt mịn vừa, mật độ chặt vừa đôi khi xen kẹp các lớp sét mỏng

- Cao độ :
+ Cao độ đáy móng : -1.08 m
+ Cao độ MNTT :1.09 m
+ Cao độ tự nhiên : -0.91 m
Kết quả hình ảnh cho đồ án thi công cầu
2. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM NƠI XÂY DỰNG CẦU :
2.1. Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu:
- Nguồn vật liệu cát,sỏi sạn : Địa bàn tỉnh Kiên Giang không có mỏ cát được khai thác. Có thể dùng nguồn cát của các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long
- Vật liệu đá: Sử dụng vật liệu đá khai thác được trên địa bàn 
- Vật liệu thép : Sử dụng các loại thép của các nhà máy luyện thép trong nước như thép Thái Nguyên, Biên Hoà...hoặc các loại thép liên doanh như  Việt_Nhật, Việt _Úc...
- Xi măng : Hiện nay các nhà máy xi măng đều được xây dựng ở các tỉnh, thành luôn đáp ứng nhu cầu phục vụ xây dựng. Vì vây, vấn đề cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng rất thuận lợi, giá rẻ luôn đảm bảo chất lượng và số lượng mà yêu cầu công trình đặt ra. Trong thi công ta chọn xi măng cho phương án 1 là xi măng Vicem Hà Tiên của nhà máy Xi Măng Hà Tiên 2 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang[ads-post]
2.2. Nhân lực và máy móc:
      Công ty trúng gói thầu thi công công trình này có đầy đủ phương tiện và thiết bị phục vụ thi công, đội ngũ công nhân và kỹ sư chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm trong vấn đề thiết kế và xây dựng, hoàn toàn có thể đưa công trình vào khai thác đúng tiến độ. 
2.3. Tình hình dân cư:
- Qua kết quả báo cáo và khảo sát thống kê cho thấy khu vực đầu tư xây dựng có mật độ phân bố dân trung bình, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, ngoài ra còn có nghề đánh bắt thủy sản, bên cạnh đó là buôn bán nhỏ và tập trung như hàng quán, chợ búa trong vùng. Nhân dân ở đây cũng là nguồn nhân lực cần thiết trong quá trình xây dựng công trình cầu
2.4. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của công nhân :
- Lán trại được xây dựng ở gần công trình. Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc và các nhu yếu phẩm trong sinh hoạt được đảm bảo đầy đủ.
2.5. Chọn thời gian thi công:
- Dựa vào các số liệu được khảo sát thống kê về địa hình, địa mạo, địa chất thuỷ văn, thời tiết khí hậu, điều kiện giao thông, vận tải ta chọn thời gian thi công vào mùa khô, từ đầu tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau
Chương II:         THIẾT KẾ THI CÔNG MỐ
1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO MỐ :
- Mố kết hợp với cống chui có các kích thước như hình vẽ sau :
- Phần móng: gồm 29 cọc bêtông cốt thép có đường kính 0.4m. Chiều dài cọc L = 32 m.

2. Đề xuất các giải pháp và lựa chọn giải pháp thi công hố móng:
2.1. Hố móng đào trần không chống vách:
Bệ móng nằm hoàn toàn trong lớp sét chảy, dẻo chảy. Cao độ bệ móng -1,08m. Với chiều sâu đào hố móng nhỏ có thể đào hố móng với vách thẳng đứng. Tuy nhiên, ở đây ta lựa chọn vách đào theo taluy với vách nghiêng có độ dốc nhất định, vì nếu đào với vách đứng, do thời gian từ khi đào xong hố móng đến khi thi công xong bệ mố có thể kéo dài, đồng thời phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và các điều kiện khác nên vách đứng có thể không ổn định, có thể sạt lỡ vách, ta lấy độ dốc taluy với tỷ số chiều cao trên chiều nằm là 1:1 .
2.2. Hố móng đào trần có chống vách bằng cọc ván thép :
Với phương án này, ta sẽ vận chuyển đất đến bằng ôtô và dùng máy ủi để ủi đất từ trên bờ xuống vị trí thi công mố sau đó đầm chặt, tại vị trí đống cọc ta không nên đầm chặt quá vì việc đóng cọc sau này sẽ gặp khó khăn. Tiếp theo ta vận chuyển cọc đến và tiến hành đóng cọc đến cao độ thiết kế. Sau đó ta tiến hành đóng cọc ván để chống vách hố đào và tiến hành đào hố móng. Tiếp theo ta đổ lớp bê tông lót, sau khi bê tông đạt cường độ ta tiến hành đầu cọc và lắp dựng ván khuôn để đổ BT mố và hoàn thiện.
2.3. Lựa chọn giải pháp thi công hố móng:
Hai phương thi công trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.Vì vậy để đảm bảo tính hiệu quả ,ta so sánh phân tích cả 2 phương án để chọn ra phương án thi công hợp lý nhất.
 a) Phương án thi công đào trần .
         + Ưu điểm :
- Thi công đơn giản , dễ dàng .
- Có khả năng sử dựng nguồn lao động địa phương.
- Không đòi hỏi phải có trang thiết bị máy móc hiện đại.
- Chi phí thi công giảm.
         + Nhược điểm:
- Khối lượng đất đào đắp lớn .
- Cần nhiều nhân công .
- Nguy cơ sạt đất vào hố móng
 b) Phương án thi công đào trần chống vách .
         + Ưu điểm :
- Thi công có khả năng cơ giới hoá cao. 
- Rút ngắn thời gian thi công .
- Khối lượng đào đăp nhỏ, độ ổn định cao.
         + Nhược điểm :
- Tốn  vật liệu , thiết bị phụ trợ đắt tiền .
- Thi công đòi hỏi phải có trang thiết bị máy móc hiện đại .
- Chi phí thi công lớn.  
Kết luận: Ở đây ta thi công phần mố cầu ở gần bờ,.mặt khác nếu chọn phương án thi công chống vách thì chi phí thi công sẽ cao,lại không mang lại hiệu quả trong trường hợp này. Do vậy chọn phương án thi công đào trần là hợp lý, không tốn kiếm nhiều và tiết kiệm chi phí .
Vậy chọn phương án 1 (phương án thi công đào trần) để thi công móng mố A1.

3.Trình tự thi công chung mố:
- Công tác chuẩn bị 
+ San ủi tạo mặt bằng thi công