15 đồ án tốt nghiệp đường GTCCk50 - UTC2 TÀI LIỆU

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.         Sự cần thiết xây dựng tuyến đường
Đất nước ta đang trên con đường phát triển, hội nhập phát triển kinh tế. Để phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước đã xác định “Giao thông phải đi trước một bước”. Tuyến đường A_B được xây dựng là một yêu cầu bức thiết, đồng thời là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội và các yêu cầu khác về hành chính, an ninh, chính trị quốc phòng trong khu vực cũng như trong cả nước.

Hiện nay ở tỉnh Thanh Hóa, do địa hình đồi núi nên các phương thức vận tải đường sắt, đường thuỷ, hàng không là chưa phát triển và rất khó khăn, vì vậy phát triển mạng lưới đường bộ là hoàn toàn hợp lí. Trong những năm trở lại đây tình hình kinh tế xã hội của địa phương phát triển mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng cao, trong khi đó cơ sở hạ tầng mạng lưới đường bộ vẫn còn lạc hậu, nhiều bất cập, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đi lại trước mắt và trong trong tương lai.

  Từ bối cảnh như trên thì việc xây dựng tuyến đường A_B là hết sức cần thiết. Phù hợp với yêu cầu phục vụ cho các mục tiêu phát triển dân sinh, vận chuyển hàng hoá, phát triển kinh tế, an ninh, chính trị trong địa bàn tỉnh cũng như trên phạm vi toàn quốc.

1.2.         Điều kiện tự nhiên tuyến đi qua
1.2.1.   Điều kiện địa hình
 Nông Cống có diện tích 286 km2.Huyện có  địa hình chủ yếu là đồng bằng, đồi núi chiếm 37% diện tích

Khu vực tuyến A – B  đi qua có địa hình đồi tương đối thoải, lớp phủ thực vật không dày, tầm thông hướng không bị hạn chế, bản đồ địa hình khu vực tương đối đầy đủ, rõ ràng.

Khu vực tuyến đi qua có hệ thống sông, suối không quá lớn, riêng tuyến đi qua cắt qua ba con suối nhỏ.

Dọc theo tuyến là lúa nước, lúa nương và bạch đàn trung tuổi do nhân dân sinh sống hai bên đường trồng và khai thác.

Điều kiện địa hình nói chung rất thuận lợi cho việc thiết kế và triển khai xây dựng đoạn tuyến.

1.2.2.   Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Đoạn tuyến A – B  nằm trong địa bàn huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá nên nó mang đặc thù chung của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ. Quanh năm  khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mùa hạ có gió Lào khô hanh, mùa Đông vẫn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão và mùa bão ở đây tương đối sớm hơn so với các vùng phía Nam.
[ads-post]
1.2.2.1  Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình cả năm vào khoảng 22¸ 310C. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm cũng xấp xỉ như vậy và có biên độ nhiệt nhỏ.

    - Nhiệt độ thấp nhất từ 17 ¸ 190C

    - Nhiệt độ cao nhất 38 ¸ 40 0C

Mùa hạ thường kéo dài 3-4 tháng (từ tháng 5-8) kèm theo nhiệt độ cao. Gió Lào khô hanh từ phía Tây Nam thổi về. Tháng nóng nhất là tháng 7 khoảng 30¸35 0c, biên độ giao động nhiệt độ ngày và đêm khoảng 6 ¸70c. Ngoài ra do ảnh hưởng của gió Lào cho nên tại đây về mùa hè thời tiết rất khắc nghiệt, thường nắng nóng kéo dài cộng với khô hanh.

Những tháng giữa mùa đông khá lạnh (từ thành 12 ¸ tháng 2) nhiệt độ giảm dưới 220c. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình 17¸190c (giới hạn thấp nhất của nhiệt độ từ 6¸70c).

Với chế độ nhiệt như vậy cho nên vùng tuyến đi qua có nhiều khó khăn việc thi công tuyến đường

1.2.2.2.  Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình năm: 2304,5 mm, số ngày mưa: 156 ¸ 160 ngày.

Mùa mưa kéo dài đến 6 tháng từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Có 3 tháng mưa lớn nhất là tháng 9, 10 , 11. Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 40mm .

Mùa mưa ít nhất là tháng 2 và kết thúc vào tháng 7. Tháng mưa ít nhất là tháng 2, lượng mưa trung bình khoảng 30¸40mm (số ngày mưa 5¸7ngày).

Chế độ mưa biến động rất mạnh trong cả mùa mưa cũng như mùa ít mưa. Phạm vi giao động của lượng mưa toàn năm là ± 1000 mm xung quanh giá trị trung bình .

Các số liệu cụ thể thu thập tại các trạm thuỷ văn của vùng được thể hiện trên biểu đồ lượng mưa.

1.2.2.3.  Chế độ gió bão

Chế độ gió thay đổi theo mùa :

+ Mùa  xuân có gió Nam, Đông nam.

+ Mùa Hạ có gió Tây (Gió lào và Tây nam).

+ Mùa thu có gió Đông và Đông nam.

+ Mùa Đông có gió Đông bắc.

Tốc độ gió trung bình cả năm khoảng 2,2m/s. Tốc độ gió lớn nhất xảy ra khi có bão.

Bão trong khu vực thường xuất hiện vào khoảng tháng 9, tháng 10.

1.2.2.4.  Độ ẩm

Thời kỳ khô nhất là các tháng vào mùa hạ, tháng khô nhất là tháng 7 độ ẩm trên dưới 71 ¸ 74%.

Độ ẩm trung bình năm khoảng 83¸84%, mùa ẩm ướt kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, có độ ẩm trung bình trên dưới 90%, tháng ẩm nhất là các tháng cuối mùa đông.

Chênh lệch độ ẩm tháng ẩm nhất và tháng khô nhất đạt 18¸19%.

1.2.2.5.  Mây, nắng

Lượng mây trung bình hằng năm khá lớn. Thời kỳ nhiều mây nhất là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hai tháng nhiều mây nhất là tháng 11 và tháng 12, hai tháng ít mây nhất là tháng 5 và tháng 6.

Cả năm quan sát được 1800 giờ nắng. Thời kỳ ít nắng nhất vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 2). Thời kỳ nhiều nắng nhất từ tháng 5 đến tháng 7.

Thống kê qua tài liệu thu thập được của trạm khí tượng thuỷ văn được các số liệu về các yếu tố khí hậu theo bảng sau:
Hình 1.1: Biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm.
                     Hình 1.2: Biểu đồ lượng mưa và lượng bốc hơi


Bảng 1.2: Tần suất gió trung bình trong năm
Hướng gió
Số ngày gió trong năm
Tần suất gió (%)
Bắc
15
4,1
Bắc – Đông Bắc
20
5,5
Đông  bắc
34
9,3
Đông – Đông bắc
21
5,8
Đông
22
6,0
Đông – Đông nam
20
5,5
Đông  nam
45
12,3
Nam – Đông nam
23
6,3
Nam
27
7,4


TẢI VỀ: